Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Sáng 8/11, sau khi trình bày Báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ chỉ có trách nhiệm thẩm định về chuyên môn, còn vấn đề tài chính, duyệt giá là dựa trên cơ sở kê khai của các nhà xuất bản.
Về vấn đề bạo lực học đường đang rất nhức nhối hiện nay đã được đưa ra thảo luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào sáng 8/11. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định cần áp dụng tổng thể đồng bộ một loạt giải pháp mới hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin mỗi năm, 120.000-140.000 người Việt Nam đi lao động nước ngoài, riêng năm 2023 đến nay đã có 112.000 người đi, cao nhất là Nhật Bản 55.000 và Đài Loan 30.000 người. Bình quân mỗi năm lực lượng lao động này đem lại nguồn lợi cho đất nước từ 3,5-4 tỷ USD.
"Tôi cho rằng như vậy là chất lượng kiểm định và chất lượng của Cục Điện ảnh chưa cao. Những nội dung sai thì phải sửa, cắt bỏ chứ không phải đổi tên là xong. Nói sửa tên để tránh gây liên tưởng đến lịch sử chỉ là một nửa, còn một nửa là bản chất của lịch sử phải chân thực vì đó là câu chuyện của một dân tộc và trách nhiệm giáo dục truyền thống không thể xem nhẹ", đại biểu chất vấn.
Chiều 7/11, Quốc hội tiến hành chất vấn với các nhóm lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phần trả lời chất vấn của các ĐBQH về vấn đề chi trả BHYT.
Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định khi trả lời chất vấn ĐBQH trong phiên họp chiều 7/11. Theo Bộ trưởng, học sinh trường nghề ngoài công lập hoàn toàn được hưởng đầy đủ chính sách miễn giảm học phí như học sinh học nghề trong cơ sở công lập.
Bộ trưởng Nội vụ cho hay, lương của giáo viên và giáo viên mầm non được quan tâm hơn viên chức khác. Song về tổng thể, Bộ trưởng thừa nhận lương giáo viên mầm non khác trong khi có tính chất đặc thù.
Nội dung về việc xử lý tội phạm tham nhũng được Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 6/11. Tư lệnh ngành Công an khẳng định, các đơn vị đã thực hiện tốt việc điều tra, xét xử nghiêm với các vụ án tham nhũng với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền".
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. “Điều này là nhất quán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong phiên chất vấn sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời chất vấn trước Quốc hội về một số vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội và việc bố trí công tác cán bộ ngành công an...
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này. "Họ là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu cải cách tiền lương mới có thể sẽ bị thiệt thòi.
Tiếp tục phiên chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên bắt đầu nhận được một số câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Vấn đề đặc biệt được các đại biểu quan tâm là hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay.
Chiều 6/11, trong phiên chất vấn, ĐBQH đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn về việc chậm bố trí tái định cư cho 47.150 hộ dân vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai theo nghị quyết của Thủ tướng và nguyên nhân chậm chi trả tiền bảo vệ rừng.
Tiếp tục phiên chất vấn chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã trả lời nhiều thắc mắc của các ĐBQH về lĩnh vực đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng giao thông như: đường cao tốc thiếu trạm dừng nghỉ, cao tốc không có làn khẩn cấp, tốc độ di chuyển trên cao tốc chưa phù hợp...
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về vấn đề bảo hiểm xe cơ giới, vấn đề này được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm, đây là một hình thức bảo hiểm bắt buộc.
Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.
Báo cáo tại phiên chất vấn sáng 6/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công của một số dự án hạ tầng trọng điểm, nhất là hạ tầng năng lượng và giao thông còn chậm. Việc phát triển đô thị thông minh còn hạn chế; thị trường bất động sản còn khó khăn…
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, nguyên nhân khiến gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm là do nguồn cung về nhà ở hạn chế, nhu cầu vay của người lao động thấp cũng thấp. Nhu cầu nhà ở lớn nhưng nhu cầu đi vay để mua nhà lại là vấn đề người dân cân nhắc kĩ lưỡng.
Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tính đến ngày 30/6, có 682 tòa án đã tổ chức xét xử trực tuyến với 8.381 vụ án. Thông qua xét xử trực tuyến đã giúp tiết kiệm được tổng chi phí ước tính 45 tỷ đồng.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ ngày 06-08/11 sẽ diễn ra các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ và Trưởng ngành tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Trong phiên làm việc sáng nay, nội dung chất vấn sẽ xoay quanh vấn đề: Kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.
Đây là một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời cũng là nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến các ĐBQH trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 3/11.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 03/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Chiều 2/11, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước Quốc hội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.
Tại phiên thảo luận sáng 2/11, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng giao thông, và đề xuất những giải pháp Nhà nước giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặc biệt là về vốn.
Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 2/11, Quốc hội sẽ thảo luận về việc đánh giá các kế hoạch tài chính quốc gia, tình hình ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.