+Aa-
    Zalo

    Đại biểu Quốc hội lo ngại về hàng giả trên sàn TMĐT, Bộ trưởng Bộ Công thương nói gì?

    (ĐS&PL) - Tiếp tục phiên chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên bắt đầu nhận được một số câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Vấn đề đặc biệt được các đại biểu quan tâm là hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay.

    Giao dịch trên sàn TMĐT đạt doanh thu lớn

    Sáng 7/11, tạp chí Công thương đưa tin, trong phiên chất vấn, đại biểu Lê Đào An Xuân (Đoàn tỉnh Phú Yên) đặt vấn đề: Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đúng với giới thiệu, quảng cáo vẫn là vấn đề nhức nhối, đặc biệt qua các kênh bán hàng online. Đáng lưu ý nhất là hàng giả nhiều ở các ngành hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

    Nhiều vụ việc phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng do chính cộng đồng mạng phát hiện, tẩy chay mà chưa có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước hay hội bảo vệ người tiêu dùng, dẫn đến nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được xử lý thích đáng.

    Theo Bộ trưởng, đến bao giờ Bộ có những giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng này để người tiêu dùng, người sản xuất chân chính được bảo vệ?

    Trên thực tế đây là vấn đề người tiêu dùng cũng rất quan tâm khi mà việc giao dịch, trao đổi hàng hóa, mua bán diễn ra trên các sàn TMĐT ngàng càng nhiều. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.

    dbqh lo ngai ve hang gia tren san tmdt bo truong bo cong thuong noi gi
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ một số vấn đề liên quan đến ngành Công Thương tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 7/11. Ảnh: Tạp chí Công thương

    Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua, doanh thu mỗi năm trên môi trường TMĐT đạt 16 - 19 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất cao trong khu vực và thế giới.

    Nhưng thực tế Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng công nhận, TMĐT đang tồn tại những yếu tố tiêu cực như đại biểu An Xuân đã nêu.

    Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ với quy mô lớn, như vụ việc kiểm tra tại trung tâm mua sắm Sài Gòn Square, phát hiện hàng ngàn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam; vụ việc kiểm tra tại 3 tổng kho, cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; vụ việc kiểm tra, xử lý 4 kho hàng chứa nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại Sầm Sơn, Thanh Hóa;…

    Bộ trưởng đã dẫn chứng một số kết quả trong công tác quản lý và chống hàng giả. Cụ thể, Bộ trưởng Diên cho biết, những tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 523 vụ, xử lý 497 vụ và phát hiện phạt tiền lên tới 7,8 tỷ đồng, giá trị hàng hóa gần 3,6 tỷ đồng.

    Hành vi vi phạm là kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet, sử dụng website TMĐT bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước.

    Theo Tư lệnh ngành Công thương, thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp như:

    - Bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội sàn giao dịch thương mại điện tử, gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm trong vòng 24h kể từ khi nhận được yêu cầu.

    - Tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý các hoạt động vi phạm thông qua bán hàng online, livestream và các đầu mối vận chuyển hàng hóa qua bưu cục, điểm trung chuyển hàng hóa.

    - Phối hợp với các mạng xã hội xây dựng kênh báo cáo để hỗ trợ xử lý các nội dung mua bán hàng hóa vi phạm pháp luật trên nền tảng xã hội.

    Bộ trưởng nhấn mạnh: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung rà soát các quy định của pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tăng cường quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng"

    Ngoài ra Bộ cũng sẽ tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các sàn giáo dục TMĐT, mạng xã hội phối hợp để mà rà soát, gỡ bỏ thông tin sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật. Tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại điện tử.

    Giải pháp hạn chế thuốc lá điện tử bán công khai cho trẻ em

    Tiếp tục phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công thương tiếp tục nhận câu hỏi liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc lá điện tử. Cụ thể, theo Dân trí, đại biểu Châu Quỳnh Dao (đoàn Kiên Giang) chất vấn Bộ trưởng Công Thương việc thuốc lá điện tử bày bán công khai, trẻ em, học sinh rất dễ mua và sử dụng. Trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và giải pháp cho tình trạng này là chất vấn được nữ đại biểu đặt ra.

    Thông tin về vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ đã có 2 tờ trình báo cáo việc ban hành nghị quyết thí điểm chính sách quản lý loại hình thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng có hương liệu.

    Bộ Công Thương và Bộ Y tế đã có 2 lần làm việc, đang rà soát để thống nhất quan điểm hoàn thiện chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới.

    Bộ Công Thương dự kiến đưa mặt hàng thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của Nghị định thay thế Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá để quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn, dự kiến trình Thủ tướng trong quý IV năm nay.

    Ông Diên cho biết quan điểm của Bộ Y tế yêu cầu là cấm, còn Bộ Tư pháp cho rằng cần đánh giá sự tương thích của thuốc lá thế hệ mới với định nghĩa của thuốc lá hiện nay. Nếu có sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nào thuộc phạm trù thuốc lá thì đề xuất đưa định nghĩa thuốc lá thế hệ mới vào nghị định để quản lý.

    “Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận với quan điểm của Bộ Y tế theo hướng là cấm, để trình Thủ tướng theo hướng phù hợp với các văn bản pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, phù hợp chiến lược quốc gia, giảm thiểu tác hại của thuốc lá, an toàn sức khỏe cho người sử dụng và dung hòa quyền lợi của những người liên quan”, theo ông Diên.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-quoc-hoi-lo-ngai-ve-hang-gia-tren-san-tmdt-bo-truong-bo-cong-thuong-noi-gi-a598402.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    Tại phiên thảo luận sáng 2/11, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng giao thông, và đề xuất những giải pháp Nhà nước giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặc biệt là về vốn.