+Aa-
    Zalo

    Đại biểu chất vấn "giải pháp cải thiện tiền lương cho nhân viên trường học", Bộ trưởng Nội vụ nói gì?

    (ĐS&PL) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này. "Họ là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu cải cách tiền lương mới có thể sẽ bị thiệt thòi.

    Sáng 7/11, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn người đứng đầu lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự, thanh tra, tòa án, kiểm sát, kiểm toán.

    Tại phiên chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình (đại biểu chuyên trách tỉnh Vĩnh Long) cho biết, nhân viên trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên hiện lương của nhân viên nhà trường còn rất thấp. "Khi cải cách chính sách tiền lương mới thì Bộ trưởng có giải pháp nào để cải thiện lương của nhân viên trường học?", đại biểu đặt câu hỏi.

    Theo báo VnExpress, trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá "đây là câu hỏi rất thiết thực". Hiện nay nhân viên trường học gồm thủ quỹ, kế toán, văn thư có 150.000 viên chức. Chế độ lương với nhân viên trường còn rất thấp, chưa đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định.

    Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này. "Họ là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu cải cách tiền lương mới có thể sẽ bị thiệt thòi. Trong khi địa phương, bộ ngành chưa hướng dẫn thi thăng hạng viên chức", bà Trà nói sẽ xét thăng hạng cho nhân viên là viên chức trường học.

    dai bieu chat van giai phap cai thien tien luong cho nhan vien truong hoc bo truong noi vu noi gi
    Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: VnExpress

    Sớm chuyển viên chức sang công chức tại một số cơ quan

    Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đăk Lăk) nhắc lại lời hứa của Bộ trưởng Nội vụ về sớm giải quyết tình trạng một số cơ quan thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước nhưng chưa được giao biên chế. "Việc này được xử lý ra sao, và chính sách cải cách tiền lương với nhóm này được thực hiện như thế nào?", bà Nguyệt chất vấn.

    Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thu Trà cho biết, hiện một số cơ quan quản lý Nhà nước nhưng biên chế viên chức, đây chính là tồn tại trước khi có Luật Công chức viên chức 2010 và Luật Cán bộ công chức 2008. Số này thuộc khối quản lý, thanh tra giao thông, chăn nuôi thú y, kiểm dịch động vật... với khoảng 7.200 người tới cuối năm 2022. "Đây là tồn tại lịch sử, cần chuyển viên chức thành công chức, đảm bảo quyền lợi cho họ", bà Trà nói.

    Bà cho biết, hiện nay Ban chỉ đạo quản lý biên chế trung ương đang xem xét chuyển số viên chức này thành công chức. Bà Trà nói sẽ đề nghị Ban chỉ đạo xử lý nhanh để đảm bảo thực hiện cải cách tiền lương.

    dai bieu chat van giai phap cai thien tien luong cho nhan vien truong hoc bo truong noi vu noi gi 0 0
    Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt. Ảnh: Dân Trí

    Xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương

    Theo báo Dân Trí, trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) về xây dựng vị trí việc làm chuẩn bị cho cải các tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đến nay, chúng ta đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm.

    Đối với cơ quan tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp có 615 vị trí và cán bộ công chức cấp xã là 17 vị trí.

    Đặc biệt, trong các chức danh, vị trí lãnh đạo thì đến nay có kết luận số 35 của Bộ Chính trị, chức danh, chức vụ lãnh đạo có tổng số lượng là 32 vị trí từ Trung ương đến cấp xã.

    “Có thể nói, chúng ta đã làm được bước đầu”, theo Bộ trưởng Nội vụ.

    XEM THÊM: Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

    Bộ trưởng Nội vụ cho biết từ 2016 đến nay, theo chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế của Bộ Chính trị, cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện xây dựng vị trí việc làm, song chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo đầy đủ, căn cơ.

    Với cơ quan thuộc khối Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội, Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức Trung ương có chỉ đạo để đồng bộ cả hệ thống chính trị.

    Với khối cơ quan Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng Ban Công tác đại biểu cần triển khai việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, đáp ứng được tinh thần cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

    Đề nghị bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh phải làm sao để kịp cải cách tiền lương.

    Bà cho biết Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ, tham mưu Ban Chỉ đạo hệ thống việc làm trong hệ thống hành chính Nhà nước triển khai kịp thời, để địa phương, bộ, ngành hoàn tất vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất nhằm thực hiệ lộ trình cải cách tiền lương.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-chat-van-giai-phap-cai-thien-tien-luong-cho-nhan-vien-truong-hoc-bo-truong-noi-vu-noi-gi-a598414.html
    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.