+Aa-
    Zalo

    Đại biếu "hiến kế" cho Bộ GD&ĐT giải pháp hạn chế tình trạng bạo lực học đường

    (ĐS&PL) - Về vấn đề bạo lực học đường đang rất nhức nhối hiện nay đã được đưa ra thảo luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào sáng 8/11. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định cần áp dụng tổng thể đồng bộ một loạt giải pháp mới hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học.

    Vấn đề bạo lực học đường đang rất nhức nhối

    Sáng nay (8/11) diễn ra phiên chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Lĩnh vực văn hóa - xã hội là nhóm ngành cuối cùng được chọn cho phiên chất vấn này.

    Trong khuôn khổ phiên chất vấn, không đưa ra ý kiến tranh luận về quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhưng đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) nhận xét, những con số về tình trạng bạo lực học đường mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đưa ra rất nhức nhối. Bà đồng tình với 5 giải pháp Bộ GD&ĐT đưa ra để chấm dứt bạo lực học đường. Đồng thời, đại biểu cho rằng, cần có sự vào cuộc của các tổ chức chính trị để chấm dứt bạo lực.

    Đại biểu lập luận, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật nhưng nhưng ứng xử giữa người với người cần có văn hóa, đó là nền tảng xây dựng đạo đức ứng xử trong vấn đề bạo lực học đường.

    “Học sinh đang ở độ tuổi phá cách, nổi loạn và biến đổi tâm sinh lý, đề nghị Bộ GD&ĐT đổi mới nội dung và phương dạy văn hóa ứng xử và đạo đức học đường trong nhà trường và ngoài xã hội, cần đưa nội dung này vào chương trình chính khóa từ mầm non đến trung học phổ thộng, sao cho gần gũi, dễ nhớ, dễ học”, nữ đại biểu nói.

    dai bieu hien ke cho bo gd dt giai phap han che tinh trang bao luc hoc duong
    Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận tình trạng bạo lực học đường nhức nhối. Ảnh: Dân trí.

    Trao đổi lại với đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cảm ơn đại biểu những gợi ý đưa ra về chấm dứt bạo lực học đường. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, cần áp dụng tổng thể đồng bộ một loạt giải pháp mới hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học. 

    Mặc dù vậy, trước mắt ngành ưu tiên những giải pháp trước mắt, sao cho các em có kỹ năng tự xử lý những vấn đề phát sinh từ chính bản thân mình. Về phía giáo viên chủ nhiệm, ngành sẽ tập huấn kỹ năng xử lý các vấn đề xảy ra với học sinh. Đặc biệt, sắp tới đây Bộ GD&ĐT sẽ sửa thông tư 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thêm vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý học đường. 

    Đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ con em khỏi bạo lực học đường.  Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, khâu quan trọng tạo nền tảng giải quyết vấn đề này là triển khai thật tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển con người, nâng cao nhân cách đạo đức con người Việt Nam, bởi đây mới là gốc rễ của việc xử lý vấn đề bạo lực học đường.

    Trong phiên tranh luận chiều 7/11, vấn đề bạo lực học đường cũng đã được đưa ra thảo luận sôi nổi trước Quốc hội. Cũng trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Sơn đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường nghiêm trọng hiện nay. 

    Bộ trưởng cho biết, tính từ ngày 1/9/2022 đến 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan 2.016 học sinh, trong đó 854 nữ. Bộ trưởng nhìn nhận, bạo lực học đường đang diễn biến phức tạp. Bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường. 

    Bộ trưởng cho rằng có nhiều nguyên nhân. Từ phía ngành giáo dục, trách nhiệm nhà trường trong phát hiện, xử lý những tình huống dẫn đến bạo lực vẫn giao cho giáo viên... Một phần hiệu trưởng, giáo viên khi phát hiện vụ việc vẫn còn lúng túng trong xử lý. Qua dịch bệnh Covid-19 kéo dài, học sinh học trực tuyến nên cũng phát sinh vấn đề tâm lý khi đi học trực tiếp. Bên cạnh đó, là tâm sinh lý ở lứa tuổi học đường.

    Bộ trưởng mong toàn xã hội quan tâm, theo thống kê, hàng năm có hơn 220.000 vụ ly hôn, trong đó 70 - 80% nguyên nhân từ xung đột, bạo lực gia đình. Với tỷ lệ bạo lực gia đình như vậy, học sinh trong các gia đình có thể vừa là người chứng kiến vừa là đối tượng bị bạo lực gia đình. Do đó việc ngăn chặn bạo lực gia đình là vấn đề quan trọng. Cạnh đó, là ảnh hưởng mạng xã hội, phim ảnh nước ngoài có cảnh bạo lực cũng tác động học sinh, báo Sài Gòn giải phóng đưa tin.

    Bộ trưởng lý giải việc giá sách giáo khoa tăng

    Cũng trong phiên chất vấn sáng 8/11, ĐBQH đưa ra vấn đề giá sách giáo khoa (SGK) có xu hướng tăng mỗi khi vào năm học mới. Đây cũng là vấn đề được cử chi rất quan tâm, đặc biệt là các phụ huynh học sinh.

    Về vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu vấn đề, đổi mới SGK là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia. Thế nhưng làm kiểu gì mà càng xã hội hóa, giá SGK ngày càng tăng? 

    Theo đại biểu này, Bộ GD&ĐT nên biên soạn Bộ SGK để cạnh tranh với nhà xuất bản khác bởi đây là mặt hàng định giá theo quy định của Luật giá. 

    “Mỗi năm đến hè học sinh man mác buồn còn phụ huynh mỗi năm đến mùa tựu trường cũng man mác buồn”, đại biểu Hòa ví von.

    Theo đại biểu Hòa, buồn là do SGK tăng giá, thậm chí không mua được. Do vậy, Bộ GD&ĐT nên có bộ SGK riêng để lúc cần thiết Nhà nước trợ giá và tiến đến giai đoạn nào đó có thể trợ cấp một phần hoặc trợ cấp hoàn toàn về sách giáo khoa. 

    Hồi âm, Bộ trưởng cho rằng, trong thực tế, giá SGK khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm thẩm định về mặt chuyên môn, còn vấn đề tài chính thì duyệt giá trên cơ sở kê khai của các nhà xuất bản. 

    Về vấn đề biên soạn riêng bộ SGK của Nhà nước, Bộ trưởng cho biết đã bày tỏ đầy đủ quan điểm về vấn đề này trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại kỳ họp nên không nhắc lại.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-hien-ke-cho-bo-gd-dt-giai-phap-han-che-tinh-trang-bao-luc-hoc-duong-a598600.html
    Bệnh nhân mua thuốc ngoài khi bệnh viện thiếu thuốc có được thanh toán BHYT?

    Bệnh nhân mua thuốc ngoài khi bệnh viện thiếu thuốc có được thanh toán BHYT?

    Chiều 7/11, Quốc hội tiến hành chất vấn với các nhóm lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phần trả lời chất vấn của các ĐBQH về vấn đề chi trả BHYT.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bệnh nhân mua thuốc ngoài khi bệnh viện thiếu thuốc có được thanh toán BHYT?

    Bệnh nhân mua thuốc ngoài khi bệnh viện thiếu thuốc có được thanh toán BHYT?

    Chiều 7/11, Quốc hội tiến hành chất vấn với các nhóm lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phần trả lời chất vấn của các ĐBQH về vấn đề chi trả BHYT.