+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: Học sinh trường nghề ngoài công lập được hưởng chính sách miễn, giảm học phí

    (ĐS&PL) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định khi trả lời chất vấn ĐBQH trong phiên họp chiều 7/11. Theo Bộ trưởng, học sinh trường nghề ngoài công lập hoàn toàn được hưởng đầy đủ chính sách miễn giảm học phí như học sinh học nghề trong cơ sở công lập.

    Học sinh trường nghề ngoài công lập có được miễn, giảm học phí?

    Dân trí đưa tin, chiều 7/11, tiếp tục phiên chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) đã nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: Hiện nay, Nghị định 81 năm 2021 chưa có quy định quản lý thu, quản lý học phí với loại hình dạy chương tình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho đối tượng học sinh trung cấp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    Vậy nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý xác định mức thu học phí do đó các trường nghề lúng túng, các địa phương cũng chưa biết áp dụng ra sao.

    Với câu hỏi, học sinh học trường nghề ngoài công lập có được áp dụng không, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết giải pháp về vấn đề này.

    bo truong bo ld tb xh hoc sinh truong nghe ngoai cong lap duoc huong chinh sach mien giam hoc phi
    Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của các ĐBQH. Ảnh: Dân trí

    Trả lời chất vấn của đại biểu Xuân, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho hay, theo tinh thần Nghị định 81 năm 2021, học sinh học nghề trường ngoài công lập hoàn toàn được hưởng đầy đủ chính sách miễn giảm học phí như học sinh học nghề trong cơ sở công lập.

    Theo Bộ trưởng, một số địa phương đang có cách hiểu khác nhau. Theo quy định, chúng ta cho phép học sinh THCS học song song văn hoá, học nghề cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đây là cơ hội, mục tiêu, giải pháp phân luồng, tăng cường người học nghề. Trong Nghị định 81 quy định vấn đề rất rõ. 

    Sau đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra vấn đề này.

    Giải pháp tạo sinh kế cho lao động nữ

    Tiếp tục phần chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đặt hỏi, tại kỳ họp trước, đại biểu đã chất vấn bộ trưởng về giải pháp hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho lao động nữ, đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, báo cáo giám sát của Chính phủ  chưa đề cập nội dung này. Trong bối cảnh chiến lược quốc gia bình đẳng giới vẫn còn nhiều khoảng trống, đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH giải quyết vấn đề trên như thế nào?

    Về vấn đề này, Bộ trưởng thừa nhận, lao động nữ ở khu công nghiệp, lĩnh vực vực thâm dụng lao động ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế, việc làm.

    “Sau chất vấn ngày 6/6, chúng tôi xây dựng đề án, trình bước đầu Thủ tướng Chính phủ chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất những ưu tiên trong vay vốn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm”, Bộ trưởng nói.

    Thủ tướng có phiên làm việc Trung ương hội phụ nữ Việt Nam xây dựng đề án tiến tới hỗ trợ chương trình, dự án đối tượng lao động nữ lập nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có chính sách giao cho ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, lập nghiệp.

    Đưa người dân tộc thiểu số đi lao động nước ngoài là mục tiêu quốc gia

    Trong khuôn khổ phiên chất vấn, đại biểu Đinh Văn Thê (đoàn Gia Lai) nêu báo cáo, 5% số lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc nước ngoài trong tổng số 142.799 lao động cả nước hiện nay. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ tồn tại, nguyên nhân trong việc đưa người lao động là dân tộc thiểu số đi làm việc nước ngoài? Để nâng cao tỷ lệ này, theo Bộ trưởng cần có giải pháp nào?

    Giải đáp thắc mắc của đại biểu tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khái quát, việc đưa thanh niên người dân tộc thiểu số đi lao động nước ngoài là chủ trương lớn, nằm trong tổng thể việc lao động nói chung đi làm việc nước ngoài. 

    “Chúng ta có chương trình dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia có nêu, thanh niên nằm dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa miễn phí tất cả chế độ chính sách học nghề, học ngoại ngữ, chương trình công tác…. Cùng với đó, chúng tôi có kênh riêng thường xuyên theo dõi hỗ trợ nhóm lao động này”, Bộ trưởng nói.

    Bộ trưởng lấy dẫn chứng việc Việt Nam đã ký với JM Japan chương trình phi lợi nhuận dân tộc thiểu số đi làm việc ở đây. Tuy nhiên, số người ở đồng bào dân tộc thiểu số đi theo chương trình này không nhiều.

    Lý giải vấn đề trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhìn nhận, do tuyên truyền vận đồng và nhiều trường hợp đi ngước ngoài do phong phục tập quán nên nhớ nhà lại phải quay về.

    Thời gian qua, Bộ nhận thức được vấn đề trên, “vừa dạy, vừa dỗ” và khuyên nhủ. Với người dân tộc Kinh sẽ bố trí tưng em làm việc cho các doanh nghiệp khác nhau, còn lao động là dân tộc thiểu số phải bố trí 2-3 em gần nhau có thể tâm sự. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho hay, vừa qua, đã tổ chức hội nghị vùng dân tộc thiểu số  như Tây Nguyên, Tây Bắc, nhưng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, Bộ cũng rất chú trọng việc tuyên truyền, vận động người lao động vùng này đi làm việc nước ngoài. Bởi, một em dân tộc thiểu số đi sau khi về thay đổi tập quán tư duy, nguồn lực, phát huy tốt, theo báo Chính phủ.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-bo-ld-tb-xh-hoc-sinh-truong-nghe-ngoai-cong-lap-duoc-huong-chinh-sach-mien-giam-hoc-phi-a598524.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.

    Đại tướng Tô Lâm: Điều tra vụ án tham nhũng

    Đại tướng Tô Lâm: Điều tra vụ án tham nhũng "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền"

    Nội dung về việc xử lý tội phạm tham nhũng được Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 6/11. Tư lệnh ngành Công an khẳng định, các đơn vị đã thực hiện tốt việc điều tra, xét xử nghiêm với các vụ án tham nhũng với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền".