+Aa-
    Zalo

    Đại biểu nêu ý kiến "đề xuất không bắt buộc mua bảo hiểm xe máy", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói gì?

    (ĐS&PL) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về vấn đề bảo hiểm xe cơ giới, vấn đề này được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm, đây là một hình thức bảo hiểm bắt buộc.

    Sáng 6/11, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu) đặt vấn đề, cử tri đã nhiều lần phản ánh việc mua bảo hiểm bắt buộc, trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy chưa mang lại lợi ích thiết thực vì thủ tục bồi thường quá nhiều khó khăn và vô cùng phức tạp.

    Việc mua bảo hiểm loại này chủ yếu là để tránh cho cơ quan chức năng không xử phạt khi điều khiển các phương tiện lưu thông trên đường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ có giải pháp gì để bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy thực sự phát huy được ý nghĩa và mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người dân?

    Theo báo VnExpress, trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về vấn đề bảo hiểm xe cơ giới, vấn đề này được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm, đây là một hình thức bảo hiểm bắt buộc. Thời gian qua, tai nạn xe máy chiếm 64% các vụ tai nạn giao thông. Từ năm 2021 đến 9/2023, các công ty bảo hiểm chi trả cho các vụ tai nạn xe máy gần 2.300 tỷ đồng. "Điều này thể hiện các quy định đã bảo vệ người lái xe máy. Họ đa số là người nghèo", ông nói.

    Nếu bị tai nạn được chi trả tối đa 150 triệu đồng. Xe bị tai nạn được chi trả 50 triệu.

    dai bieu neu y kien de xuat khong bat buoc mua bao hiem xe may bo truong ho duc phoc noi gi
    Đại biểu Huỳnh Thị Phúc chất vấn Bộ trưởng Tài chính sáng 6/11. Ảnh: VnExpress

    Đối với các giải pháp để đẩy nhanh việc chi trả bồi thường cho người tham gia bảo hiểm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết pháp luật hiện hành đã quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

    XEM THÊM: Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình: Tiết kiệm 45 tỷ đồng từ xét xử trực tuyến

    Cụ thể, khi nhận được thông báo tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải kịp thời hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường (trong vòng 1 giờ), tổ chức thực hiện công tác giám định tổn thất (trong vòng 24 giờ); trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện tạm ứng bồi thường. Đồng thời, quy định rõ thời hạn thanh toán bồi thường là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ, báo Người lao động đưa tin.

    Bên cạnh đó, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường khi đã cắt giảm 2/5 tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng so với quy định trước đây; chỉ yêu cầu thu thập tài liệu của cơ quan công an trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-neu-y-kien-de-xuat-khong-bat-buoc-mua-bao-hiem-xe-may-bo-truong-ho-duc-phoc-noi-gi-a598307.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ ngày 06-08/11 sẽ diễn ra các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ và Trưởng ngành tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Trong phiên làm việc sáng nay, nội dung chất vấn sẽ xoay quanh vấn đề: Kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.