+Aa-
    Zalo

    Loại quả ngày xưa rụng đầy không ai ngó, nay thành "của hiếm" nhiều người săn lùng

    (ĐS&PL) - Cây dừa nước, một loại cây tự phát triển ở miền Tây mà không cần chăm sóc nhưng lại mạng đến hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân nơi đây.

    Cây dừa nước là gì?

    Dừa nước, còn gọi là dừa lá và có tên khoa học là Nypa fruticans, thuộc họ Cau (Arecaceae). Chúng xuất hiện từ 70 triệu năm về trước, sinh trưởng nhiều nhất ở miền nam của châu Á và bắc Úc.

    Cây dừa nước có thân cây mọc ngang dưới lòng đất, trong khi phần lá và cuống hoa thì có xu hướng mọc lên trên. Chính vì thế, dừa nước không được xem là cây thân gỗ dù tán lá của nó cao đến 9m. Hoa cái nở rộ thành chùm và hoa đực thường có màu vàng hoặc màu đỏ, dạng hình đuôi sóc.

    Cây dừa nước có thân cây mọc ngang dưới lòng đất, trong khi phần lá và cuống hoa thì có xu hướng mọc lên trên. Ảnh minh họa

    Cây dừa nước có thân cây mọc ngang dưới lòng đất, trong khi phần lá và cuống hoa thì có xu hướng mọc lên trên. Ảnh minh họa

    Khi hoa thụ phấn, những trái dừa nhỏ ép vào nhau để phát triển và tạo buồng có hình cầu trông như quả bóng với đường kính dao động từ 25 - 30cm, nằm ở trên mỗi đầu cuống.

    Cây dừa nước cho quả quanh năm nhưng nhiều nhất trong 2 tháng (khoảng tháng 8 đến tháng 10). Cũng là họ nhà dừa, nhưng bề ngoài dừa nước rất khác so với dừa cạn. Có người bảo lần đầu nhìn dừa nước thấy giống bông hoa, người thì liên tưởng tới quả thông khô, thậm chí có người còn chẳng biết tả hình dáng dừa nước thế nào mà gọi là “quả cầu gai”.

    Cũng mọc thành từng buồng sai trĩu như dừa cạn, nhưng dừa nước chọn cách kết trái độc đáo hơn. Mỗi trái dừa nước kết chặt lại, ghép với nhau thành hình cầu có đường kính 25 - 30cm, gọi là quài dừa. Một quả cầu tương đương với một buồng dừa, có đến hàng trăm trái. Trái dừa nước bé hơn dừa cạn, chỉ bằng quả trứng, màu nâu sẫm như màu đất.

    Gọi là dừa nước nhưng quả lại không có… nước, chỉ có cùi (cơm dừa) hình giống quả nhót, màu trắng đục. Trái dừa nước ngon là phải mềm dẻo, cùi chứa lượng nước vừa phải, vị ngọt nhẹ, bùi bùi, thanh mát. Người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn quài dừa nước là biết đã thu hoạch được chưa. Quài dừa cúi xuống nghĩa là cơm dừa đã hình thành, đến độ vừa ăn. 

    Dừa nước có tác dụng gì?

    Người dân sống ở khu vực Đông Nam Á cũng như vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương xem việc khai thác dừa nước là một trong những nghề truyền thống, thậm chí nó trở thành nguồn thu nhập chính.

    Người dân sống ở khu vực Đông Nam Á cũng như vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương xem việc khai thác dừa nước là một trong những nghề truyền thống, thậm chí nó trở thành nguồn thu nhập chính.

    Từ rất lâu, người dân sống ở khu vực Đông Nam Á cũng như vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương xem việc khai thác dừa nước là một trong những nghề truyền thống, thậm chí nó trở thành nguồn thu nhập chính. Cụ thể, dừa nước có 2 công dụng chính mà bạn nên biết như:

    Lá dừa nước lợp nhà

    Nhiều địa phương ở vùng Nam Bộ nước ta, người dân thường dùng lá dừa nước để lợp nhà, làm thành củi đốt để nấu nướng và làm rổ rá dùng trong công việc bếp núc. Đối với lá dừa non, người dân Philipine còn dùng để làm giấy quấn thuốc lá.

    Nhựa ngọt dùng làm rượu

    Khi cuống hoa dừa nước (còn gọi là quài dừa) chưa nở, người dân Philippines trích lỗ để hứng lấy nhựa ngọt, làm thành rượu và bia vì nồng độ đường của chúng thường rất cao. Hơn nữa, người dân còn lên men phần nhựa ngọt ấy để làm thành một loại giấm nguyên chất.

    Ngoài ra, cánh hoa nở của dừa nước có thể được dùng như trà, phần thịt non và nước dừa cũng được thưởng thức như đồ uống giải khát.

    Dừa nước mang lại kinh tế cho bà con nông dân miền Tây

    Dừa nước hiện được xem là một trong những loại cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn ở xã Mỹ Phước. Ảnh: Người Lao Động

    Dừa nước hiện được xem là một trong những loại cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn ở xã Mỹ Phước. Ảnh: Người Lao Động

    Dừa nước hiện được xem là một trong những loại cây trồng xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn ở xã Mỹ Phước.

    Dừa nước sau khi được đốn về, những người đàn ông trong gia đình sẽ dùng búa để đập, tách trái ra khỏi buồng.

    Hiện xã Mỹ Phước đã thành lập được tổ hợp tác liên kết tiêu thụ dừa nước với 16 tổ viên tham gia khai thác trên 100ha dừa nước sẵn có của gia đình. Ngoài ra, một số hộ hợp đồng thuê đất lâm trường để khai thác với mức giá 1 triệu đồng/ha/năm.

    Chia sẻ trên báo Người Lao Động, bà Lê Thị Nga, Tổ trưởng Tổ Hợp tác liên kết tiêu thụ dừa nước, chia sẻ thời điểm đầu, việc tiêu thụ dừa nước của các gia đình rất khó khăn. Dần sau đó, khách đặt hàng nhiều và đông hơn, trong khi đó việc cung cấp sản phẩm theo hình thức nhỏ lẻ từng gia đình mang lại lợi nhuận không cao, nên bà con quyết định liên kết thành lập tổ hợp tác.

    Hiện toàn xã Mỹ Phước có khoảng 60 - 70 hộ đang phát triển nghề chẻ dừa nước. Nhận thấy được tiềm năng nguồn nguyên liệu dồi dào, UBND xã Mỹ Phước đang định hướng xây dựng sản phẩm OCOP từ cơm dừa nước như đóng lon hoặc sấy dẻo, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm cho lao động địa phương

    Mỗi  buồng dừa nước nặng khoảng 15kg, dao động từ 30 - 80 trái nhỏ, cơm dừa nước có giá khoảng 100.000 - 160.000VND/kg hoặc bạn có thể thưởng thức theo ly nước uống giải khát gồm có phần nước và cơm dừa từ 15.000 - 25.000VND/ly tùy chỗ bán.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-qua-ngay-xua-rung-ay-khong-ai-ngo-nay-thanh-cua-hiem-nhieu-nguoi-san-lung-a449539.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan