+Aa-
    Zalo

    Cẩn trọng 6 dấu hiệu này sau khi uống nước, thận có thể đang "gọi cứu"

    (ĐS&PL) - Chỉ cần để ý một chút đến thói quen uống nước và màu sắc nước tiểu, bạn có thể sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe thận.

    Thận là "máy lọc nước" của cơ thể con người, xử lý và thải ra một số chất thải trao đổi chất do cơ thể con người tạo ra; nó còn có thể duy trì sự cân bằng của chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, đồng thời còn có một số chức năng nội tiết...

    Là một cơ quan quan trọng như vậy, nhưng thận lại "khá kín tiếng", bị thương cũng có thể không đau, ngứa hoặc không có triệu chứng gì. Điều này tạo điều kiện cho các bệnh thận mãn tính ở giai đoạn đầu diễn ra âm thầm, khó phát hiện.

    Tuy nhiên, có một số biểu hiện nhỏ khi uống nước sẽ nói cho bạn biết thận đang gặp vấn đề, đừng bỏ qua chúng.

    Khi thận không tốt, sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dễ bị bất thường, dẫn đến phù nề.

    Khi thận không tốt, sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dễ bị bất thường, dẫn đến phù nề.

    Nước tiểu có bọt

    Sau khi thận bị tổn thương, màng lọc cầu thận bị tổn thương khiến protein bị rò rỉ, protein sẽ xuất hiện trong nước tiểu thải ra, tạo thành protein niệu hay còn gọi là “nước tiểu có bọt”.

    Xuất hiện tình trạng phù

    Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa nước và chất lỏng. Khi thận không tốt, sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dễ bị bất thường, dẫn đến phù nề. Bạn phải đặc biệt cẩn thận khi bị phù nề ở mặt và tay chân.

    Tăng tiểu đêm

    Theo các bác sĩ, người lớn bình thường đi tiểu 0 đến 1 lần vào ban đêm và lượng nước tiểu chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 số nước tiểu ở mỗi lần tiểu trong ngày. Khi số lần đi tiểu vượt quá 2 lần, hoặc lượng nước tiểu về đêm vượt quá 500ml và kéo dài nhiều ngày thì bạn nên cảnh giác.

    Tổn thương thận do tăng huyết áp, viêm thận kẽ mãn tính, tổn thương thận do thuốc, tổn thương thận liên quan đến bệnh miễn dịch hoặc chuyển hóa và bệnh thận giai đoạn cuối đều là những bệnh thận phổ biến gây tăng tiểu đêm.

    Đau bụng

    Sau khi uống nước, nhiều người bị đau bụng, khi tự kiểm tra sẽ thấy phần bụng phình to. Xuất hiện tín hiệu thất thường này bạn cần lưu ý đến bệnh gan, những người bị xơ gan, nếu uống nhiều nước sẽ gây ra tình trạng  bụng trướng.

    Ngoài ra, tình trạng đau bụng sau khi uống nước cũng có thể do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng….), đại tràng co thắt, bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng.

    Nếu thận không tốt, nước uống vào không thể đào thải ra ngoài, nước sẽ bị giữ lại và tích tụ trong mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng cao.

    Nếu thận không tốt, nước uống vào không thể đào thải ra ngoài, nước sẽ bị giữ lại và tích tụ trong mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng cao.

    Huyết áp cao

    Hệ tim mạch của con người giống như một hệ tuần hoàn nước, tim giống như một cái máy bơm nước, liên tục đưa máu đi khắp cơ thể; thận giống như máy thoát nước của cơ thể con người, điều chỉnh và thay đổi lượng máu tuần hoàn và thể tích cơ thể, ổn định huyết áp và cân bằng môi trường bên trong.

    Nếu thận không tốt, nước uống vào không thể đào thải ra ngoài, nước sẽ bị giữ lại và tích tụ trong mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng cao.

    Ngoài các triệu chứng trên, ngứa da, thiếu máu, nhức đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, ngủ kém, chán ăn… cũng có thể do bệnh thận gây ra và cần phải cảnh giác.

    Tiểu ít, thậm chí không đi tiểu

    Có triệu chứng trên hãy cảnh giác, vì nếu thận không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng nước vào cơ thể nhưng không bài tiết được ra ngoài. Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2 - 3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu ít sau khi uống nước vậy bạn cần cảnh giác cao độ với bệnh thận.

    Nhìn chung, nước là nguồn sống của con người. Chúng ta có thể sống mà không cần ăn trong một ngày, nhưng không thể sống thiếu nước một ngày. Cần lưu ý không phải loại nước nào cũng có thể uống được, đặc biệt là ba loại nước sau đây, thường xuyên uống sẽ không tốt cho sức khỏe.

    Nước quá nóng

    Thường xuyên uống nước quá nóng gây ra những nguy cơ lớn cho sức khỏe. Khi nước nóng trên 65oC đi vào thực quản sẽ gây tổn thương vật lý cho niêm mạc thực quản, trào ngược axit dạ dày cũng sẽ gây kích ứng vùng bị thương.

    Khi niêm mạc thực quản bị tổn thương, kích thích nhiều lần sẽ dễ bị ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

    Nước thô chưa được đun sôi hoặc xử lý bằng các biện pháp hữu hiệu sẽ chứa vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho sức khỏe.

    Nước thô chưa được đun sôi hoặc xử lý bằng các biện pháp hữu hiệu sẽ chứa vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho sức khỏe.

    Nước chưa đun sôi

    Nước thô chưa được đun sôi hoặc xử lý bằng các biện pháp hữu hiệu sẽ chứa vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho sức khỏe. Uống vào dễ dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính và thậm chí là các bệnh truyền nhiễm.

    Nước trong vòi uống lâu ngày không được làm sạch

    Nước đóng chai đạt chất lượng nói chung là an toàn và vệ sinh. Điều chúng ta nên chú ý là máy lọc nước.

     Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

    Nước suối hoang dã

    Nước suối hoang dã có thể chứa một lượng lớn tạp chất như ký sinh trùng, vi khuẩn coliform và thậm chí cả kim loại nặng. Đặc biệt, khi lấy nước, bạn cũng có thể cảm nhận “mùi” vi trùng do xác động vật phân hủy.

    Loại nước này tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, uống vào dễ gây viêm dạ dày ruột cấp tính, kiết lỵ do vi khuẩn, thậm chí nhiễm ký sinh trùng, viêm gan siêu vi và các vấn đề khác.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/can-trong-6-dau-hieu-nay-sau-khi-uong-nuoc-than-co-the-ang-goi-cuu-a482981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan