+Aa-
    Zalo

    Vì sao người suy thận mạn “đại kỵ” với thực phẩm nhiều kali?

    (ĐS&PL) - Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến những người mắc bệnh suy thận mạn. Vì thế việc kiêng khem là rất quan trọng, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều kali.

    Kali ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bị bệnh thận?

    Thận đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng giữa nước, muối và các khoáng chất (trong đó có kali) trong máu. Một khi sự cân bằng này không được đảm bảo, dây thần kinh, các cơ và các mô trong cơ thể không thể vận hành bình thường.

    Với người suy thận, cần uống thuốc, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh suy thận đang lọc máu cần tuân thủ chế độ ăn uống chặt chẽ. Ảnh minh họa

    Với người suy thận, cần uống thuốc, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh suy thận đang lọc máu cần tuân thủ chế độ ăn uống chặt chẽ. Ảnh minh họa

    Trong điều kiện bình thường, thận có thể lọc 120-150 lít máu mỗi ngày, sản xuất từ 1-2 lít nước tiểu. Quá trình này giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất thải trong cơ thể. Với người bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm, lượng kali trong cơ thể không được điều chỉnh một cách hiệu quả, dẫn đến lượng kali tích tụ trong máu ở mức nguy hiểm.

    Nồng độ kali cao thường tiến triển chậm trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn nôn. Ngoài ra, ở trạng thái bình thường, thận phản ứng với các hormones để duy trì lượng kali bình thường cho cơ thể. Nhưng với người bị thận, đặc biệt mắc bệnh thận mạn tính, chức năng lọc của chất lỏng và điện giải suy giảm.

    Nếu lượng kali tăng đột ngột, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nhu khó thở, đau ngực, hoặc tim đập nhanh. Đây là dấu hiệu của tình trạng tăng kali máu và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

    Lượng kali an toàn với người bệnh thận

    Theo các chuyên gia, hàm lượng kali mỗi ngày cho đàn ông là 3.400mg và phụ nữ là 2.600mg. Tuy nhiên với người mắc bệnh thận và buộc phải áp dụng chế độ ăn kiểm soát kali, hàm lượng kali tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 2.000 mg.

    Người mắc bệnh thận nên kiểm tra lượng kali thông qua xét nghiệm máu mỗi tháng để biết tình trạng của bản thân. Trong đó chỉ số an toàn nằm trong khoảng 3,5 đến 5,0 mmol/L, chỉ số báo hiệu người bệnh phải thận trọng là 5,1 đến 6,0 mmol/L và chỉ số nguy hiểm là trên 6,0 mmol/L.

    Người bệnh có thể nhận biết một số dấu hiệu cho thấy nồng độ kali máu cao bao gồm mệt mỏi, yếu, tê hoặc ngứa, buồn nôn, nôn, tức ngực, nhịp tim thấp...

    Những thực phẩm giàu kali người mắc bệnh thận nên tránh

    Trong chuối chứa nhiều kali có thể làm tăng nồng độ kali trong máu. Ảnh minh họa

    Trong chuối chứa nhiều kali có thể làm tăng nồng độ kali trong máu. Ảnh minh họa

    Chuối: Chứa nhiều kali, chuối có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh thận.

    Cam: Là một nguồn cung cấp kali cao, cam hoặc nước ép cam nên được hạn chế hoặc tránh đối với những người có vấn đề về thận.

    Sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai và sữa chua có nhiều phốt pho và kali, vì vậy những người mắc bệnh thận nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải hoặc chọn các sản phẩm thay thế có hàm lượng phốt pho và kali thấp.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vi-sao-nguoi-suy-than-man-ai-ky-voi-thuc-pham-nhieu-kali-a451920.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan