Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng cho vay lãi nặng do Cường “mụn” cầm đầu đã thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng. Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố 11 bị can và bắt tạm giam 3 người.
Nhiều app online đang “tấn công” vào nhu cầu vay tiêu dùng của người dân với những chào mời hấp dẫn như thủ tục gọn, giải ngân nhanh, lãi suất ưu đãi… Tuy nhiên, có vô số cạm bẫy từ những app trôi nổi có nguồn gốc nước ngoài, tiềm ẩn nhiều rủi ro lộ lọt thông tin cá nhân và khiến người dân có thể rơi vào cảnh khốn cùng, bị “truy lùng”, khủng bố chỉ sau một cú nhấp chuột.
Từ Ninh Bình vào Huế cho vay nặng lãi, Nguyễn Văn Thăng đã thực hiện 117 hợp đồng cho vay với tổng số tiền là 922 triệu đồng, lãi suất vay từ 182,5%/năm đến 304,33%/năm, thu lợi bất chính hơn 188 triệu đồng.
Những ngày cận Tết nguyên đán 2021 này, khi dịch Covid-19 có chiều hướng gia tăng tại Hà Nội khiến nhiều người dân gặp vô vàn khó khăn. Đây cũng là thời điểm nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao. Lợi dụng tâm lý này, hoạt động tín dụng đen đã “luồn lách”, thâm nhập, nở rộ với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi như: Cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng, lập các tài khoản hội nhóm trên mạng xã hội… giải ngân trong ngày khiến nhiều người sập bẫy.
Qua chuyên án phá đường dây tín dụng đen quy mô “khủng” tại Nghệ An khiến 10.000 người sập bẫy, số tiền giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng được chuyển đổi mô hình hoạt động từ dịch vụ cầm đồ vừa qua, cơ quan công an đưa ra cảnh báo về xu hướng chung của nhiều tổ chức dịch vụ cầm đồ hiện nay.
Vụ việc cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã bắt khẩn cấp Kiều Văn Tiến, đối tượng trốn bệnh viện tâm thần điều hành đường dây tín dụng đen là chiến công những ngày cuối năm đem lại bình yên cho nhân dân.
Chiều ngày 4/1/2022, dự án “Tết ấm, thấm tình” do FE CREDIT phối hợp tổ chức cùng Bộ Tư lệnh Biên phòng Điện Biên và Báo Công An Nhân Dân đã chính thức diễn ra tại 2 xã Vàng Đán và Nà Bủng thuộc huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Với nhịp sống hiện đại, thẻ tín dụng dần trở thành phương tiện thanh toán phổ biến được người Việt Nam ưa chuộng, đây là công cụ đắc lực giúp quản lý chi tiêu cá nhân, không chỉ thuận tiện trong việc dùng trước, trả sau mà còn tích hợp nhiều tiện tích, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bắt kịp thị hiếu và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng, công ty tài chính trong và ngoài nước không ngừng phát triển dịch vụ này, bằng việc ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới, tích hợp nhiều tính năng, những ưu đãi hấp dẫn…
Theo các chuyên gia dự đoán, thị trường tiêu dùng của Việt Nam sẽ có những bước bứt phá trong thời gian tới, đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khiến thị trường này tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Cho nhiều người vay với lãi suất từ 108% đến 240%, tổng số tiền cho vay lên đến 40 tỷ đồng, thu lợi bất chính 20 tỷ đồng, nhóm 5 đối tượng còn hung hãn dùng súng đe dọa buộc những người vay phải bán nhà, sang tên khi không trả được nợ.
Tín dụng tiêu dùng là loại hình dịch vụ phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức cho vay này vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, chưa tiếp cận sâu rộng đến người dân.
Vào ngày 04-05/01/2022, FE CREDIT triển khai thực hiện dự án “Tết Ấm Thấm Tình” trao tặng hơn 2.000 chiếc áo ấm cho trẻ em, hơn 1.000 phần quà nhu yếu phẩm và tiền mặt đến các hộ gia đình tại các huyện, xã nghèo thuộc tỉnh Điện Biên.
Để ngăn chặn hoạt động tín dụng đen, hiện Bộ Công an đang giao cho công an các địa phương điều tra hoạt động cho vay trực tuyến qua ứng dụng điện thoại di động tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành. Cơ quan công an cũng lập danh sách theo dõi 62 website, blog, tài khoản mạng xã hội có nghi vấn hoạt động tín dụng đen.
Con cái là cuộc đời, là hy vọng và niềm tự hào của cha. Dù cha thường không thể hiện tình cảm ra bên ngoài nhưng tình yêu thương và sự hi sinh âm thầm của cha lại to lớn tựa biển trời…
Chỉ trong 1 ngày, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã triệt phá 4 tụ điểm tín dụng đen cho vay lãi cắt cổ. Các đối tượng hoạt động tín dụng đen trên địa bàn được đánh giá là ngày càng manh động, lộ liễu; có dấu hiệu thách thức luật pháp.
Để có tiền trang trải cuộc sống và chi tiêu, cặp vợ chồng “hờ” Nguyễn Thị Hải Yến và Nguyễn Văn Tuấn sinh sống tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức cho vay nặng lãi núp bóng công ty mua bán nhà đất, hỗ trợ tài chính.
Thực tế cho thấy, nhu cầu mua sắm tiêu dùng, đặc biệt là vào dịp cuối năm lên cao. Vì vậy, dù có mức lãi "cắt cổ", nhưng tín dụng đen vẫn phát triển mạnh trong nhiều năm nay.
Mặc dù tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu các phạm pháp hình sự, nhưng hệ lụy của nó là vô cùng lớn, làm phát sinh hàng loạt tội phạm như cố ý gây thương tích, giết người, cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, tổ chức đánh bạc..., gây mất trật tự an toàn xã hội.
Cuối năm khi dịch Covid-19 có chiều hướng bùng phát trở lại khiến nhiều người dân gặp vô vàn khó khăn. Đây cũng là thời điểm nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao. Lợi dụng tâm lý này, hoạt động tín dụng đen đã “luồn lách”, thâm nhập, nở rộ và phát triển với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi như: Cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng, lập các tài khoản hội nhóm trên mạng xã hội.
Dịp cuối năm là thời điểm nhu cầu vốn kinh doanh, mua sắm của nhiều hộ kinh doanh, cá nhân tăng cao, khiến “tín dụng đen” càng nhộn nhịp hơn. Cũng trong dịp này, các đồi tượng phát tờ rơi, quảng cáo được dán khắp các cột điện, bờ tường với những dòng chữ: Cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, hay vay chỉ cần chứng minh, hộ khẩu photo… Hoạt động cho vay nặng lãi thường gọi là “tín dụng đen” đang diễn biến hết sức phức tạp và kéo theo nhiều hệ lụy về trật tự xã hội.
Một yếu tố quan trọng hậu thuẫn cho nhu cầu mua sắm dịp cuối năm là các sản phẩm vay ưu đãi cực kỳ hấp dẫn giúp khách hàng có thể tận hưởng niềm vui mua sắm với loạt chương trình đặc biệt cùng cơ hội trúng thưởng lên đến 1 tỷ đồng từ FE CREDIT.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân ở vùng nông thôn, các nhóm đối tượng tín dụng đen sử dụng thủ đoạn kinh doanh đa cấp để đánh lừa, đưa người dân vào “tròng”, trở thành những con nợ bất đắc dĩ. Nhiều người rơi vào tình cảnh éo le “tiền mất tật mang”.
Tính đến năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đạt hơn 9 triệu dân, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chính gốc vốn không cao. Theo một số tài liệu, bình quân mỗi năm Sài Gòn tiếp nhận thêm khoảng 200.000 công dân có đăng ký chính thức, trong đó chiếm 2/3 là dân nhập cư từ các tỉnh thành khác.
Vay tiền app online để lo cho con bị ốm rồi không có khả năng chi trả vì tiền lãi phát sinh quá cao, chị Hiền bị khủng bố đòi nợ. Không chỉ vậy, nhân viên của app còn gọi điện cho bố mẹ chồng, họ hàng nhà chồng khiến chị bị bàn tán, xì xào. Đỉnh điểm, chồng chị đưa đơn ly hôn vì hai người thường xuyên cãi vã về khoản nợ kia...
Người vợ không may bệnh nặng, cộng thêm dịch Covid-19 bủa vây, gia đình lâm vào khó khăn nên anh Hà phải nhiều lần đến đòi 20 triệu đồng cho anh Sơn vay trước đó. Điều anh Hà nhận được chỉ là câu trả lời thách thức, vô cảm…
Đại dịch Covid-19 gây khó khăn cho người lao động. Mặt khác, hiện là thời điểm cuối năm nên nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một tăng cao. Nắm bắt tình hình này, các đối tượng hoạt động tín dụng đen bắt đầu đẩy mạnh cho vay dưới nhiều hình thức và mở rộng, thay đổi địa bàn.
Từng bị xử phạt hành chính nhưng H. không lấy đó làm bài học mà tiếp tục cho vay nặng lãi kiếm lời. Trong phiên tòa sơ thẩm mới đây, H. bị xử phạt 200 triệu đồng về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Từ 1,5 tỷ đồng vay ban đầu, đến nay lãi mẹ đẻ lãi con, bà Ngát đang gánh số nợ tín dụng đen tới hơn 15 tỷ đồng và có nguy cơ mất ngôi nhà cả đời đổ mồ hôi nước mắt gây dựng…