Liên quan đến vụ 17 học sinh nhập viện cấp cứu nghi bị ngộ độc trà sữa, trong số 17 học sinh ngộ độc thực phẩm ở Đắk Lắk được xuất viện, hiện chỉ có 7 em có thể đến trường.
Có 17 học sinh tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc món trà sữa bán cạnh trường học.
Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận 17 học sinh của một trường học trên địa bàn với các triệu chứng nghi do bị ngộ độc đồ uống.
Liên quan đến vụ việc 8 học sinh của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Victory (Đắk Lắk) nhập viện nghi ngộ độc, cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện dụng cụ lưu mẫu thức ăn chưa đảm bảo.
Hơn 60 học sinh của một trường phổ thông dân tộc nội trú ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu sau bữa ăn chiều ở trường.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, nhà trường đã sử dụng nguồn nước khe suối để chế biến thực phẩm và rửa bát, đĩa, dao, thớt... không đảm bảo vệ sinh.
Sau khi ăn cơm trưa tại trường và bữa phụ buổi chiều, 17 trẻ ở Trường Mầm non Hòa Bình, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, trong đó, 3 trẻ phải nhập viện.
Nhận được thông tin sau khi ăn lẩu tại một quán ăn trên vỉa hè thuộc phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, 5 người có dấu hiệu hoa mắt, sắc mặt tái, khô miệng, nôn, trong đó một người bị lả đi tại chỗ. Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế Bắc Kạn điều tra làm rõ vụ nghi ngộ độc thực phẩm này.
Liên quan đến vụ việc 5 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn quán vỉa hè tại Bắc Kạn, Bộ Y tế yêu cầu tạm thời đình chỉ quán lẩu để điều tra, làm rõ nguyên nhân khiến 5 người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.
Tối 17/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 5 bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi cùng ăn ở một quán vỉa hè trên địa bàn với các món gồm: Nồi nước lẩu bằng xương lợn, có tiết lợn chín, sụn sườn, lòng non, nấm, cháo, rau xanh...
Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị xác minh thông tin và xử lý vụ nghi vụ việc 2 mẹ con tử vong và một người phải nhập viện nghi do ngộ độc sữa ở Tiền Giang.
Trưởng phòng GD&ĐT quận 4, TP.HCM, cho biết đến nay các học sinh đau bụng, nôn ói sau bữa ăn ở Trường THCS Vân Đồn đã ổn định sức khỏe, đi học lại bình thường.
"Chúng ta cần chờ cơ quan chức năng kết luận chính thức vụ việc, bánh su kem nghi nhiễm khuẩn ở khâu nào, để từ đó khắc phục, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra", Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết.
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt sau tiệc trung thu tại chung cư Palm Heights, Sở Y tế đã lập tổ công tác gồm chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm để đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh cũng như các bệnh viện khác ở TP.HCM
Bánh su kem là mặt hàng phổ biến tại các cửa hàng bánh, tuy nhiên, ở những điểm bán nhỏ lẻ chưa đáp ứng yêu cầu bảo quản, không ghi nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Ngoài trường hợp tử vong, theo thông tin từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP,HCM, có 48 trường hợp gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn bánh su kem. Trong số này, 19 người đã nhập viện.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, đánh giá nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm xảy ra trong tiệc trung thu ở TP.Thủ Đức.
Tại buổi họp khẩn với Sở Y tế TP.HCM ngày 4/10, các chuyên gia nhận định về nguyên nhân gây ra ngộ độc sau ăn bánh su kem, khả năng cao là bánh đã bị nhiễm khuẩn.
Liên quan đến vụ trẻ tử vong sau khi ăn bánh đêm Trung thu, bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết lý do không cho bé nhập viện.