+Aa-
    Zalo

    Vụ 17 học sinh nhập viện cấp cứu nghi bị ngộ độc trà sữa: Tạm dừng cơ sở kinh doanh trà sữa

    (ĐS&PL) - Có 17 học sinh tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc món trà sữa bán cạnh trường học.

    Theo báo VietNamNet, sau khi 17 học sinh Trường Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (thôn 2, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột) nhập viên do uống trà sữa tại một cơ sở kinh doanh cạnh trường học khiến dư luận bất an, Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo ban đầu về vụ việc.

    Theo đó, vào lúc 16h40 ngày 22/11, Phòng Y tế tiếp nhận thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk về việc xác minh vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, UBND TP.Buôn Ma Thuột đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xác minh.

    vu 17 hoc sinh nhap vien cap cuu nghi bi ngo doc tra sua tam dung co so kinh doanh tra sua
    17 học sinh nhập viện cấp cứu nghi bị ngộ độc trà sữa. Ảnh: Công an Nhân dân

    Qua làm việc với lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, Phòng Y tế TP xác định các em lớp 5B có biểu hiện ngộ độc không ăn bán trú tại trường mà có uống trà sữa do một phụ huynh đi nước ngoài về mua tại cơ sở kinh doanh cà phê giải khát Mây (địa chỉ tại thôn 2, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột).

    Sau khi sử dụng, những học sinh này có biểu hiện nôn ói, chóng mặt, tiêu chảy nên được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện. Từ đó, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân 17 học sinh bị ngộ độc là do uống trà sữa tại cơ sở kinh doanh dịch vụ giải khát nói trên nên tiến hành kiểm tra.

    bà Bùi Thị Vân (vợ chủ hộ) cho biết ngày 22/11 cơ sở đã chế biến khoảng 15 lít, bán khoảng 15 ly cho người dân trên địa bàn và 33 ly cho học sinh, còn lại 5 lít được niêm phong bảo quản trong tủ mát tại quán.

    Cũng theo bà Vân, nguyên liệu để chế biến trà sữa gồm có đường đen, trà đen, bột kem, hạt trân châu đen, đá viên, thạch rau câu. Những nguyên liệu này còn hạn sử dụng, có bao bì nhãn mác theo quy định.

    Tuy nhiên, quá trình kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được các bản công bố, hóa đơn mua hàng các sản phẩm trên. Đặc biệt chưa xuất trình được thủ tục pháp lý liên quan như Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, Giấy khám sức khỏe, Giấy tập huấn kiến thức của chủ và nhân viên, hồ sơ theo dõi nguồn gốc thực phẩm.

    Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 8 mẫu, gồm 6 mẫu nguyên liệu để chế biến trà sữa và 2 mẫu trà sữa đã chế biến và sử dụng trong chiều ngày 22/11 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên kiểm nghiệm tìm nguyên nhân gây ra sự cố nói trên. Đồng thời, tạm giữ nguyên liệu làm trà sữa chưa chế biến và yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động.

    Trước đó, báo Người Lao Động đưa tin, chiều 22/11, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (TP.Buôn Ma Thuột) tiếp nhận cấp cứu 17 học sinh với biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

    XEM THÊM: Vụ nữ sinh lớp 12 ở TP.HCM "kêu cứu" vì bị nhóm phụ huynh đánh hội đồng: Công an vào cuộc

    Sáng 23/11, đại diện Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh cho biết sức khỏe của các em học sinh đã ổn định và tất cả các em đã xuất viện.

    Thục Hiền (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-17-hoc-sinh-nhap-vien-cap-cuu-nghi-bi-ngo-doc-tra-sua-tam-dung-co-so-kinh-doanh-tra-sua-a600684.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vụ phụ huynh bị lừa hàng trăm triệu đồng vì đăng ký cho con học cầu lông: Chánh văn phòng Liên đoàn Cầu lông Việt Nam nói gì?

    Vụ phụ huynh bị lừa hàng trăm triệu đồng vì đăng ký cho con học cầu lông: Chánh văn phòng Liên đoàn Cầu lông Việt Nam nói gì?

    "Ban đầu những phụ huynh này được dụ chuyển tiền nhiều lần số tiền từ 500.000 trở lên thì sẽ được chuyển lại với khoản lãi suất 10% để làm tin. Cứ như thế, có phụ huynh sau nhiều lần chuyển đã mất gần 300 triệu đồng", Chánh văn phòng Liên đoàn Cầu lông Việt Nam (VBF) chia sẻ.