Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt. Rau mồng tơi có tác dụng giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả. Rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy khi sử dụng rau mồng tơi bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây thừa chất và phản tác dụng.
Rau ngót
Rau ngót tính hàn, chứa nhiều chất xơ. Khi bị nóng trong ăn canh rau ngót có thể giải độc, thanh nhiệt, dễ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Tuy nhiên phụ nữ mang thai, người còi xương thiếu canxi, người mất ngủ, kém ăn thì không nên ăn rau ngót.
Rau má
Rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…Chính nhờ đặc tính mát, giải độc cơ thể hiệu quả, rau má được dùng để chữa các bệnh về gan như bệnh viêm gan, giúp giải độc gan, làm mát gan rất tốt.
Rau dền
Rau dền chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin A, vitamin C, vitamin E và các hợp chất phenolic. Các chất này giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó giúp gan khỏe mạnh hơn.
Chất xơ trong rau dền giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố qua đường ruột, giảm gánh nặng cho gan. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rau dền có khả năng kháng viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, bao gồm cả viêm gan.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có mùi tanh đặc trưng, nhưng lại là một loại rau có tính mát, kháng viêm và giải độc gan mạnh mẽ. Rau diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu, giảm mụn nhọt và các vấn đề về da. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong rau diếp cá giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Bạn có thể sử dụng rau diếp cá bằng cách ăn sống, nấu canh, xay sinh tố hoặc ép lấy nước uống. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên lạm dụng rau diếp cá, đặc biệt là phụ nữ mang thai và người có thể hàn.