Từ nhiều năm trước, Vinamilk (VNM) đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám và đang gặt hái được nhiều thành công, đơn cử là mua nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ hay đầu tư sở hữu 65% cổ phần của công ty TNHH đường Khánh Hòa và thành lập Công ty CP Đường Việt Nam Vietsugar…
Đàm phán mua lại các công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực, nhưng hoạt động chưa hiệu quả, sinh lời do vấn đề quản lý, quản trị, tài chính và công nghệ, trong khi là những thế mạnh của Vinamilk. Cải tổ, tái cấu trúc và có chiến lược về quản lý, đầu tư công nghệ đúng, các công ty con này đều đang cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt.
Năm 2013, Vinamilk chi 10 USD mua lại nhà máy sữa tại Mỹ là Driftwood. Nhà máy thành lập năm 1920 và đến nay đã có lịch sử lâu đời 100 năm tại bang Califonia và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học Nam California hơn 50 năm qua.
Đến năm 2016 chính thức sở hữu 100%. Sau khi Vinamilk tham gia, tình hình sản xuất kinh doanh đã có sự chuyển biến, ghi nhận doanh thu hơn 100 triệu USD. Năm 2019, VNM tăng gấp đôi vốn đầu tư lên 20 triệu USD công ty này. Bất chấp các biến động lớn tại thị trường Mỹ, ghi nhận doanh thu 2019 là 114 triệu đô.
Công ty CP Đường Việt Nam Vietsugar. |
Có cùng công thức M&A tương tự Driftwood, Vinamilk chính thức tiếp quản và tham gia điều hành Vietsugar vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Sau khi “tiếp quản” Vietsugar, VNM đã tái cấu trúc và áp dụng quản trị tiên tiến tại doanh nghiệp này, cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, ưng dụng công nghệ & giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường…
Sau khi VNM rót vốn tái cấu trúc, Vietsugar đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Sự “mát tay” của Vinamilk đã đưa doanh thu Vietsugar tăng gấp 3 lần, lợi nhuận từ con số âm đã có lãi, và lợi nhuận 2019 tăng hơn 200% so với 2018.
Đồng thời, giúp Vinamilk dần hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguyên liệu, tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội, đóng góp nhiều cho ngân sách địa phương, ngoài ra còn đồng hành cùng bà con nông dân, chính sách tam nông và góp phần ổn định an sinh xã hội của địa phương.
Đặc biệt đối với VSG, Vinamilk còn có kinh nghiệm làm với người nông dân chăn nuôi bò sữa nên tiến tới áp dụng với bà con trồng mía, xây dựng vùng nguyên liệu mía đường chất lượng, chính sách tam nông, phát triển bền vững.
Một trong những dấu ấn khác của Vinamilk trên thị trường M&A là thương vụ mua 75% vốn tại GTNfoods. Có nguồn vốn mới và bằng công nghệ điều hành của VNM, trong nhiều năm nay, biên lợi nhuận gộp của GTNfoods khoảng 15%. Quý đầu tiên về chung nhà với Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26,3%.
Lợi nhuận sau thuế quý I đạt 40 tỷ đồng cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Về “chung nhà” với Vinamilk, Vilico (VLC) báo lãi quý I/2020 tăng 30% (Vilico hiện là công ty con của CTCP GTNfoods (mã GTN) do đó cũng thuộc sở hữu của VNM). Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ công ty con là Mộc Châu Milk với việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và tiết giảm chi phí hoạt động.
Chỉ tính riêng năm 2018, Vinamilk lọt Top 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009–2018. Tính tới thời điểm nay, Vinamilk đang có thấy sự chắc chắn của mình trong M&A. M&A cũng là 1 chiến lược chủ chốt được công ty xác định để đưa VNM vào Top 30 công ty sữa lớn nhất TG về doanh thu.
PV