+Aa-
    Zalo

    "Mục sở thị" mâm cúng Rằm tháng 7 của các gia đình truyền thống và hiện đại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với những gia đình truyền thống, cỗ cúng Rằm yêu cầu tươm tất, cẩn thận thì tại những gia đình trẻ, ít người, cỗ cúng lại vô cùng đơn giản kiểu "tâm thành là chính".

    Với những gia đình truyền thống, cỗ cúng Rằm yêu cầu tươm tất, cẩn thận thì tại những gia đình trẻ, ít người, cỗ cúng lại vô cùng đơn giản kiểu "tâm thành là chính".

    Cỗ cúng truyền thống

    Vu Lan là ngày lễ báo đáp công ơn cha mẹ, mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu, những ai còn cha mẹ hãy báo đáp bằng lòng hiếu thảo. Đây là ngày rằm quan trọng nhất năm trong văn hoá thờ cúng của người Việt.

    Với những gia đình như nhà bác Sa (Cầu Giấy, Hà Nội), đây là dịp để bác gọi các con về nhà đoàn tụ nên thường chọn vào ngày cuối tuần làm cỗ cúng rằm. Cuối tuần, bác đi chợ rất sớm, mua đầy đủ thực phẩm cho mâm cúng và đồ lễ vàng mã.

    Bác Sa đi chợ từ sớm mua vàng mã về cúng Rằm tháng 7.

    Theo bác Sa, mâm cúng cần đầy đủ các món quen thuộc nhưng cũng phân thành chay mặn khác nhau. Mâm cúng chay để bàn thờ Phật còn mâm cúng mặn để cúng gia tiên.

    "Năm nào bác cũng làm đủ 2 mâm cỗ cúng: Một mâm chay và một mâm mặn. Bấc nấu cỗ chay trước, rồi làm cỗ mặn sau. Cỗ chay chỉ cần xôi, chè, hoa quả còn cỗ mặn thì nhiều món hơn", bác Sa nói.

    Mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

    Thường mọi người sẽ cúng Rằm tháng bảy cùng với cúng chúng sinh. Cúng chúng sinh thì chỉ cần chuẩn bị nồi cháo hoa và ít khoai sắn luộc hay ít bỏng cùng vàng mã là thành.

    Cúng chúng sinh chỉ gồm cháo hoa, khoai sắn luộc, bỏng gạo cùng hoa quả.

    Sau khi dọn mâm cúng và thắp hương khấn xong xuôi trong nhà, mọi người mới hóa vàng mã. Cúng chúng sinh được giành tới sau cùng và không được quên động tác tiễn vong lúc cúng xong.

    Cỗ cúng hiện đại

    Với những cặp vợ chồng trẻ, công việc bận bịu cùng quan niệm sống thoáng khiến họ chuẩn bị mâm cũng đơn giản hơn.

    Anh Huy Hoàng (30 tuổi) và vợ là chị Bích Dung (28 tuổi) ở (Thanh Xuân, Hà Nội) đều là bác sĩ. Công việc tuy bận rộn nhưng hai vợ cùng cũng cố gắng biện mâm cúng để cúng Rằm tháng 7.

    Anh Hoàng cho biết: "Bàn thờ gia tiên ở nhà bố mẹ tôi, còn hai vợ chồng ở đây chỉ cúng thần linh thổ địa. Mọi năm chúng tôi đều trở về nhà ông bà để ăn rằm tháng 7 cùng cả đại gia đình rồi. Tại nhà riêng, chúng tôi chỉ cúng đơn giản thôi".

    Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản nhà vợ chồng hai bác sĩ trẻ.

    "Làm bác sĩ hay phải trực đêm rất bận nên chồng mình cũng đồng ý cúng rằm đơn giản. Có bày biện ra mà không ai ăn thì cũng lãng phí lắm. Được cái giờ cũng đơn giản, bánh chưng mình có thể mua sẵn, gà cũng được người ta chế biến sẵn, chỉ cho vào nồi luộc lên là xong", anh Hoàng cho hay. 

    Cũng theo hướng đơn giản nhưng bạn Hương Giang ở TP. HCM lại có suy nghĩ khác. Là người thích nấu ăn, lại tin Phật nên Hương Giang chỉ làm cỗ chay. Mâm cỗ cũng Rằm tháng 7 của bạn không nhiều món nhưng thành công ở tinh xảo và bày biện đẹp mắt.

    Mâm cỗ chay vô cùng đẹp mắt và nhiều màu sắc của Hương Giang.

    "Nhà mình ít người, có nấu nhiều cũng chẳng ai ăn. Nhưng mình nghĩ dù ít, cũng phải làm cho tinh xảo, đúng tinh thần ngày lễ Vu Lan. Thay vì đi mua động vật phóng sinh, mình ăn chay và nấu cỗ chay để tỏ lòng thành kính", Hương Giang chia sẻ.

    Theo Hương Giang, khác với ngoài Bắc thường làm mâm cao cỗ đầy, trong Nam mọi người thường cúng cỗ chay nhiều. Còn cúng cô hồn xong là để cả mâm cỗ cho người đi đường hay trẻ con lấy ăn. Hết mới dọn vào nhà. Hồi cô mới chuyển nhà đến khu mới, ít người sống. Cúng cô hồn xong không ai "giựt" cỗ còn cảm thấy buồn ghê.

    Minh Khôi

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-so-thi-mam-cung-ram-thang-7-cua-cac-gia-dinh-truyen-thong-va-hien-dai-a288823.html
    Sự kiện: Lễ Vu Lan
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan