+Aa-
    Zalo

    Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào Rằm tháng 7 người dân thường làm mâm cỗ, trước là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau đó là cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

    Vào Rằm tháng 7 người dân thường làm mâm cỗ, trước là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau đó là cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

    Dưới đây là cách chuẩn bị một số món trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.

    - Mâm cúng Phật

    Mâm ngũ quả cúng Phật vào ngày Rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa

    Đối với những gia đình theo đạo Phật thì Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

    Ngày Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

    Lúc làm lễ cúng nên đọc một bài kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này.

    - Cúng thần linh và gia tiên

    Mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa

    Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép...

    Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như: Xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

    - Mâm cúng chúng sinh

    Mâm cỗ cúng cô hồn Rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa

    Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

    Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

    - Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

    - Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

    - Hoa quả (5 loại 5 mầu)

    - 12 cục đường thẻ

    - Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)

    - Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

    - Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

    - Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

    Ngoài ra, vào dịp lễ Vu Lan, Rằm tháng 7, mỗi gia đình có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua... Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, việc phóng sinh không bắt buộc phải thực hiện trong ngày Rằm tháng 7 mà có thể thực hiện quanh năm, miễn là khi phóng sinh có suy nghĩ vô tư, trong sáng, thành tâm làm phúc.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goi-y-cach-chuan-bi-mam-co-cung-ram-thang-7-day-du-nhat-a287907.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan