+Aa-
    Zalo

    Tiết lộ kinh sợ về ‘bom nguyên tử chi phí thấp’ mang tên: vũ khí sinh học

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây, nhiều nhà khoa học liên tục cảnh báo về mối đe dọa khủng bố từ vũ khí sinh học: ít tốn kém hơn so với bom nguyên tử nhưng sức mạnh hủy diệt không hề thua kém.

    Gần đây, nhiều nhà khoa học liên tục cảnh báo về mối đe dọa khủng bố từ vũ khí sinh học: ít tốn kém hơn so với bom nguyên tử nhưng sức mạnh hủy diệt không hề thua kém.

    Vũ khí sinh học là loại vũ khí nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng trong phạm vi rộng. Ảnh minh họa: Flickr

    Hồi năm 2014, máy tính xách tay của một chiến binh thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã được trình chiếu cho các phóng viên. Thiết bị chứa thông tin về việc tạo ra vũ khí sinh học mang đến bệnh dịch hạch.

    Trên thực tế, IS chưa bao giờ thừa nhận chủ động theo đuổi sự phát triển của vũ khí sinh học, thay vào đó, chúng sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và Iraq. Tuy nhiên, các nhóm khủng bố khác như Al-Qaeda đã nỗ lực phát triển, thu thập và sử dụng vũ khí sinh học.

    Các vũ khí sinh học không đòi hỏi sự tinh vi trong kỹ thuật chế tạo như bom hạt nhân nhưng vẫn có khả năng tàn phá thảm khốc. Theo một báo cáo tại Đại hội Bắc Đại Tây Dương năm 1996, 4 tấn VX hoặc 50 kg bào tử bệnh than cùng với một chút than đá được đưa vào hệ thống điều hòa của sân vận động mái vòm có thể sẽ khiến 70.000 đến 80.000 người bị lây nhiễm trong vòng 1h đồng hồ.

    Mặc dù vậy, những số liệu thống kê đáng sợ này lại thiếu dẫn chứng từ các vụ tấn công sinh học trong quá khứ. Cơ sở dữ liệu Monterey chỉ ra rằng "sự cố liên quan đến các tác nhân sinh học là khá hiếm, với 66 sự kiện hình sự và 55 sự kiện khủng bố trong khoảng thời gian 40 năm từ 1960 - 1999".

    Một trong những lý do khiến các vụ tấn công sinh học không thường xuyên xảy ra là vì quá trình chuẩn bị tạo ra vũ khí này khá phức tạp.

    Ví dụ như, giáo phái Nhật Bản Aum Shinrikyo đã cố gắng tạo ra vũ khí sinh hoạt trong nhiều năm và đã thất bại ít nhất 10 lần để rồi “thành công” phát tán tác nhân sinh học dưới dạng khí dung - trước khi quay trở lại khí sarin ở tàu điện ngầm Tokyo.

    Trong khi đó, phân tích của Jonathan Tucker năm 1999 báo cáo rằng trong số hàng chục vụ mà Cục Điều tra Liên bang (FBI) tìm hiểu mỗi năm từ những năm 1990 liên quan đến vật liệu hóa học, sinh học, phóng xạ hoặc hạt nhân, có tới 80% là trò lừa bịp.

    Thế nhưng, cuộc tấn công R.I.S.E năm 1972 đã reo rắc nỗi kinh hoàng vào thời điểm đó. Các sinh viên đại học chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng du kích sinh thái đã lên kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công aerosol và làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước đô thị. Larry Wayne Harris vào năm 1998 đã từng tìm cách tạo lây truyền bệnh dịch hạch và bệnh than thông qua cây trồng.

    Nhìn chung, có 3 trở ngại chính ảnh hưởng đến việc triển khai vũ khí sinh học: phát triển kỹ thuật, mua sắm tài nguyên và triển khai vũ khí.

    Đầu tiên, trở ngại lớn nhất để phát triển vũ khí sinh học là bí quyết kỹ thuật cần thiết. Một báo cáo từ các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia lưu ý rằng “ngay cả một sự kiện có hậu quả thấp cũng đòi hỏi một trình độ chuyên môn đáng kể”. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân cực đoan thường phải vật lộn để có được các nguồn lực và cơ sở vật chất cần thiết để tạo ra vũ khí sinh học. Cuối cùng, việc phân tán vũ khí cũng đòi hỏi phải chuẩn bị cẩn thận và lập kế hoạch chi tiết.

    Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan từng tuyên bố rằng "mối đe dọa nghiêm trọng nhất liên quan đến khủng bố là từ những kẻ khủng bố sử dụng vũ khí sinh học".

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-kinh-so-ve-bom-nguyen-tu-chi-phi-thap-mang-ten-vu-khi-sinh-hoc-a253605.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan