+Aa-
    Zalo

    Chuyên gia Mỹ nói về việc Không quân Trung Quốc bị nghi sao chép công nghệ vũ khí nước ngoài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không quân Trung Quốc được cho là đã sử dụng một số chiến lược nhất định để đánh cắp hoặc sao chép công nghệ vũ khí từ nước ngoài.

    Trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, không quân Trung Quốc được cho là đã sử dụng một số chiến lược nhất định để đánh cắp hoặc sao chép công nghệ vũ khí từ nước ngoài.

    Chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có chiến lược sao chép công nghệ vũ khí để nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh minh họa: Reuters

    Nhà phân tích Scott Harold từ tổ chức nghiên cứu RAND (Mỹ) nhận định rằng lực lượng không quân Trung Quốc không chỉ muốn cạnh tranh với không quân Mỹ mà còn muốn đánh bại đối thủ nếu xung đột xảy ra. Để làm được như vậy, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng mua mọi công nghệ họ có thể, thậm chí sao chép khi họ không thể có được và chỉ bắt đầu sáng tạo và nghiên cứu khi không thể mua hoặc sao chép.

    Nghiên cứu của ông Harold có thể giúp các nhà hoạch định quân sự Mỹ buộc phải thừa nhận các lỗ hổng của lực lượng không quân Mỹ cũng như nhận thức được điểm yếu của Trung Quốc.

    Ông Harold liệt kê các mục tiêu chiến lược của không quân Trung Quốc là: phòng thủ không phận, tính toán phương án dùng vũ lực để buộc Đài Loan sát nhập với đại lục, triển khai sức mạnh tại các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Để đạt được các mục tiêu, không quân Trung Quốc đang phải sử dụng công nghệ quân sự mới và cũ, trong đó một số là do Trung Quốc mua và phát triển hợp pháp, còn lại là do họ sao chép công nghệ.

    "Sức mạnh quân sự của Trung Quốc là sự kết hợp giữa các ‘di sản’ có nguồn gốc từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phần cứng được mua từ Nga và Ukraine, các bản sao và các loại máy bay của Nga được sản xuất đồng bộ hoặc thông qua kỹ thuật đảo ngược. Các máy bay ném bom chiến đấu đã được phát triển một phần dựa trên các thiết kế bị đánh cắp từ máy bay của Mỹ. Thậm chí, cả tên lửa tiên tiến, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cùng một danh mục phát triển không gian cũng như khả năng chống phân mảnh cũng là công nghệ được sao chép”, ông Harold viết.

    Ví dụ, các công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc đã mua, sau đó sao chép công nghệ của máy bay chiến đấu Su-27 từ Nga. "Sau khi nhận được những công nghệ như vậy, đôi khi với số lượng hạn chế, Trung Quốc thường tìm cách thay đổi để sản xuất chúng theo cách bản địa - một quá trình mà các nhà phân tích Trung Quốc ngày nay mô tả là 'IDAR' hoặc 'giới thiệu, tiêu hóa, hấp thụ và đổi mới'".

    Theo chuyên gia Mỹ, nếu không thể tự mua được khí tài, Bắc Kinh dường như sẽ sao chép và biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của PLA. Có lẽ đáng chú ý nhất là việc tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu liên quan đến chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Thông tin có được rất có thể sẽ được xem xét, sử dụng để nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 nội địa.

    Hiểu biết về cách tiếp cận công nghệ của lực lượng không quân Trung Quốc có thể giúp không quân Mỹ lên kế hoạch đối phó nếu xung đột xảy ra. Nếu Mỹ thường triển khai hỗn hợp máy bay chiến đấu đa nhiệm như F-15, F-16 và máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 khi tham chiến, thì Trung Quốc cũng xây dựng mô hình tương tự với các máy bay J-10 (bị các chuyên gia nghi là dựa trên công nghệ Israel) và máy bay chiến đấu tàng hình J-20.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-gia-my-noi-ve-viec-khong-quan-trung-quoc-bi-nghi-sao-chep-cong-nghe-vu-khi-nuoc-ngoai-a252642.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan