+Aa-
    Zalo

    Tại sao cần tây không ăn lá?

    (ĐS&PL) - Cần tây là loại rau phổ biến, có hình dạng cao và cứng, không chỉ ăn sống mà còn có thể chế biến thành nhiều món như xào, nấu canh, luộc.

    Lợi ích của việc ăn rau cần tây

    Rau cần tây là một loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích chính của rau cần tây:

    Bổ sung dinh dưỡng cơ thể

    Cần tây cũng có thể giúp bạn có đủ folate, kali, chất xơ và molypden. Nó chứa một lượng nhỏ vitamin C, vitamin A và một số vitamin B.

    Cần tây cũng có thể giúp bạn có đủ folate, kali, chất xơ và molypden. Nó chứa một lượng nhỏ vitamin C, vitamin A và một số vitamin B.

    Cần tây là một loại rau ít calo, nhiều chất xơ, rất giàu vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin K và axit folic.

    Ngoài ra, cần tây cũng rất giàu khoáng chất như kali, canxi và magie cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, ăn cần tây chúng ta có thể thu nạp những chất dinh dưỡng này để đảm bảo sự phát triển và chức năng bình thường của cơ thể.

    Chống viêm

    Cần tây có chứa các chất tự nhiên như flavonoid và apigenin, có khả năng chống viêm và có thể giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng đau nhức.

    Hỗ trợ tiêu hóa

    Cần tây rất giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, có thể làm tăng thể tích phân, thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón, ngoài ra chất xơ trong cần tây còn có thể tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm cân, quản lý lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

    Tốt cho sức khỏe tim mạch

    Cần tây có chứa một hợp chất gọi là 3-n-butyl o-anilin, có thể giúp giảm huyết áp và mức cholesterol, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch.

    Ngoài ra, cần tây cũng rất giàu chất dinh dưỡng như axit folic và vitamin C, có thể giúp giảm mức độ homocysteine trong máu và ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh tim mạch và mạch máu não.

    Tại sao nhiều người không ăn lá cần tây?

    Có một số lý do khiến cần tây hay bị vặt bỏ hết lá trước khi nấu hoặc xay, ép lấy nước.

    Lo ngại dư lượng thuốc trừ sâu

    Cần tây dễ gặp sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nên nông dân thường phun thuốc trừ sâu. Bề mặt lá là nơi tiếp xúc nhiều nhất, chưa kể phần lá mỏng nên thuốc dễ "ngấm", rất khó loại bỏ bằng cách rửa.

    Do đó, để tránh ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, nhiều người quyết định không ăn lá cần tây mà vặt bỏ hết cho an toàn.

    Do hương vị

    Cần tây được ưa chuộng sử dụng trong việc làm đẹp da, giữ dáng

    Cần tây được ưa chuộng sử dụng trong việc làm đẹp da, giữ dáng

    Nhiều người hái lá cần tây bỏ đi  không phải vì sợ nó gây bất lợi cho sức khỏe mà vì không thích hương vị của nó. So với thân cây cần tây giòn, ngọt và thơm, lá cần tây có mùi khá hăng, ăn không ngon nên ít được ưa thích.

    Do thói quen

    Có thể ban đầu, động tác nhặt lá loại rau này chỉ có ở những người ghét hương vị của nó, hoặc sợ dư lượng thuốc trừ sâu nên quyết định không ăn lá cần tây.

    Nhiều người - nhất là thanh thiếu niên trong gia đình - không rõ nguyên do nhưng cũng học theo cách đó khi sơ chế cần tây, dần dần hình thành thói quen, hễ làm cần tây là vặt hết lá, chỉ dùng phần thân.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tai-sao-can-tay-khong-an-la-a449384.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan