Người bị béo phì
Mặc dù quả nho tương đối ít calo nhưng nếu bạn ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tương đương với cả một bữa ăn (khoảng 30 quả nho chứa chưa tới 105 calo).
Thường xuyên ăn nho mà không định trước lượng ăn của mình sẽ khiến bạn tăng cân bởi lượng calo thêm vào này.
Người mắc bệnh đường ruột
Nho có nhiều chất xơ nhưng lượng chất xơ đó không ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều nho thì lượng chất xơ sẽ tăng lên. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài và đây là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy bởi cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Người mắc bệnh tiểu đường
Quả nho chứa nhiều đường và có vị ngọt. 100 gram thịt quả nho chứa 10 - 12g đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Do đó, khi ăn nho, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao.
Người bị tiểu đường ăn nho dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho việc kiểm soát, điều trị bệnh. Vì thế, nếu mắc tiểu đường thì bạn nên hạn chế ăn loại quả này, ăn càng ít càng tốt, đồng thời nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người bị viêm loét dạ dày
Axit malic và axit tartaric trong quả nho có thể khiến dịch vị tiết ra một lượng lớn axit. Nếu dạ dày của bạn yếu thì sẽ dễ gây đầy hơi và kích ứng dạ dày.
Được biết, 125 ml (1/2 cốc) nước ép nho chứa 23-66 mg vitamin C. Điều này không tốt đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Người bị bệnh răng miệng, táo bón
Nếu người mắc bệnh răng miệng ăn nhiều nho tươi hoặc uống nhiều nước nho thì sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.
Người bị táo bón cũng không nên ăn nhiều nho bởi ăn quá nhiều cùng một lúc có thể gây nóng trong, làm trầm trọng thêm tình trạng đại tiện kém.
Người đang sử dụng thuốc
Quả nho có hàm lượng kali cao. Đối với người đang sử dụng thuốc bổ sung kali, nếu ăn loại quả này thì sẽ khiến lượng kali nạp vào cơ thể một ngày bị quá mức cho phép, dẫn đến chướng bụng, co thắt đường tiêu hóa và rối loạn nhịp tim.