Tiếp nối câu chuyện “đứng cho vay, quỳ đòi nợ” mà Truyền hình Người đưa tin đã đề cập ở bài trước, sẽ là những trường hợp vay nợ oái oăm, người vay không trả còn quay ngược đe dọa người cho vay.
Vay 3 triệu đồng qua app, chị Ánh chỉ được thực nhận 1,2 triệu đồng. Do không có tiền trả, chị lại vay tiền của app khác để trả nợ. Quanh đi quẩn lại, chị vay tới 39 app, tổng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Dân gian có câu “Đứng cho vay, quỳ đòi nợ”, thực tế câu nói này khá phổ biến trong cuộc sống. Nhiều trường hợp, người cho vay rất thoải mái lúc có bạn bè, người thân vay tiền, đến khi đòi thì rất khốn khổ, đòi nhiều thì sợ mất tình cảm.
Ngoài những người vì khó khăn không trả được nợ, một bộ phận vay có điều kiện để trả nhưng cố tình không trả, dùng các mánh khoé để bùng nợ của công ty tài chính, app cho vay online.
Thời gian qua, trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP.Cần Thơ, lực lượng chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền cũng như mở nhiều đợt tấn công, truy quét các đối tượng hoạt động cho vay nặng lãi theo kiểu tín dụng đen. Tuy nhiên, trên thực tế, các đối tượng này vẫn lén lút hoạt động, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở địa phương.
Sau bao năm làm lụng vất vả nơi xứ người, bố mẹ anh Đ. tích cóp được khoản tiền 300 triệu đồng để về quê dưỡng già. Khi người cháu họ xây nhà và ngỏ ý mượn số tiền này, bố mẹ anh Đ. đã cho mượn mà không lường trước được những tháng ngày bệnh tật, họ vừa không có tiền trang trải viện phí, vừa hao tâm khổ tứ đòi nợ.
Chồng cho bạn thân vay tiền suốt mấy năm không đòi được khiến chị Minh bực bội, ấm ức. Không chỉ vậy, chị cho rằng chồng và bạn có ý với nhau nên anh mới không quyết liệt hỏi tiền. “Tôi đi đòi còn bị chồng quát, nói làm ảnh hưởng đến tình cảm bạn bè của họ”, chị Minh bức xúc.
Gia đình bà H. đã phải sống những ngày tháng bất an, sợ hãi khi bị các đối tượng lạ mặt, xăm trổ thường xuyên đến dọa nạt. Nguyên nhân xuất phát từ việc con gái bà vay một khoản tiền khá lớn với lãi suất cao để làm ăn nhưng thua lỗ.
Đã ngoài 60 nhưng bà Nguyễn Thị Thơm (Quế Võ, Bắc Ninh) chưa ngày nào được thảnh thơi. Hai người con trai thay nhau vay mượn tín dụng đen, lãi mẹ đẻ lãi con khiến bà còng lưng trả nợ.
Do đại dịch Covid-19 kéo dài, nhiều người dân lâm vào cảnh khó khăn, đã sập bẫy “tín dụng đen” trên không gian mạng để rồi mất trắng tài sản. Nhiều tổ chức cho vay trực tuyến đang có sự phát triển nở rộ như nấm mọc sau mưa, nếu người dùng không lựa chọn cẩn thận thì rất dễ trúng cạm bẫy của tín dụng đen biến tướng, rất khó để thoát ra.
Vay tiền theo các tờ rơi dán khắp các cột điện, thân cây, không cần thế chấp...nhiều người dân rơi vào bẫy “tín dụng đen”, khổ sở trả lãi. Có người không thể trả nợ bị khủng bố, đe dọa, phải bỏ xứ mà đi...
Suốt 3 năm ròng rã đi đòi nợ hộ người anh họ, anh K. bị chửi bới, thậm chí đánh đập. Đỉnh điểm, anh bị con nợ dàn cảnh đánh ghen, phải nhập viện cấp cứu.
Với gia đình cả đời làm nông nghiệp, 200 triệu đồng là khoản tiền không phải nhỏ với vợ chồng anh Đức. Nhưng chỉ vì cho em ruột vay mà giờ anh Đức lâm vào tình cảnh trớ trêu khi tiền không đòi được, tình cảm ruột già cũng sứt mẻ theo.
Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống. Bà con nông dân không có nơi tiêu thụ nông sản, nhiều gia đình rơi vào khó khăn, cùng quẫn nên đánh liều vay mượn tín dụng đen với lãi suất cao khiến nợ chồng nợ...
Với cái “mác” giám đốc nên đi đến đâu Hùng cũng “nổ” đến đó để kiếm tìm những mối quan hệ nhằm mục đích vay tiền. Nhưng vay rồi không muốn trả nên trong mắt người lạ thì anh ta là doanh nhân còn với người quen thì anh chỉ là một con nợ lọc lõi, khó đòi.
Chỉ còn ít ngày là đến lễ ăn hỏi để cưới vợ hai, nhưng do chủ nợ đến tận nhà gái đòi tiền nên anh H. đã bị nhà vợ tương lai từ chối. Ân hận, cay đắng nhưng mọi cái đều đã quá muộn màng, anh H. đành quay về quê để làm lại cuộc đời.
Đang yên đang lành, tự nhiên mất trắng nhà cửa, đất đai, đó là “cú sốc” mà “người vợ cũ” gây ra cho ông L.V.Nh., khi vừa mới trở về sau cả chục năm biền biệt. Cớ sự chỉ xuất phát từ một khoản vay 500 triệu đồng, sau đó, “lãi mẹ đẻ lãi con” nhanh đến “chóng mặt”.
Hình ảnh, người đàn ông tội nghiệp với vẻ mặt lầm lì, tay cầm biển quỳ bên chiếc xe máy với hy vọng con nợ sẽ trả tiền cho mình là hồi chuông cảnh báo về tật xấu của người chây ì không trả nợ.
Đã có rất nhiều người rơi vào tình cảnh khóc dở, mếu dở vì cho người thân vay tiền. Không đòi thì thiệt hại về kinh tế, đòi thì mang tiếng, thậm chí còn bị nói chẳng ra gì. Cũng vì những phi vụ mượn tiền mà khiến nhiều trường hợp mất hết tình nghĩa anh em, bạn bè.
Hoạt động cho vay trên không gian mạng ngày càng phát triển và đang thiếu hành lang pháp lý, dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột ngày càng nhiều.
Trong buổi liên hoan cuối năm, nhóm bạn U 50 của Hồng rôm rả hơn khi nghe Tài tuyên bố sẽ mở cửa hàng làm ăn kinh doanh. Mượn cớ lúc bia rượu, Tài ngỏ ý vay tiền của các bạn trong nhóm.
Chơi hụi là hình thức góp vốn xoay vòng mang tính tương trợ lẫn nhau, người tham gia có thể tiếp cận vốn để phát triển kinh tế gia đình. Chính vì dễ tham gia nên chủ hụi đã lợi dụng lòng tin của một bộ phận người dân tổ chức nhiều dây "hụi ma" với mục đích lừa đảo, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Bắt đầu từ đây, nhiều con hụi vướng vào các băng nhóm “tín dụng đen” dẫn đến tan cửa nát nhà, sống chui lủi.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều khu vực gần chợ, khu công nghiệp, nhà trọ… ở TP.HCM, không khó bắt gặp những tờ rơi dán trên các trụ điện, tường nhà, nhà chờ xe buýt với nội dung: “Cho vay trả góp, không thế chấp tài sản”, hoặc “Vay trả góp không thế chấp, thủ tục đơn giản. Thoạt nhìn, có vẻ như đây là “phao cứu sinh” thế nhưng đằng sau lại là một thế giới ngầm tín dụng đen hoạt động rất phức tạp khiến không ít người rơi vào bần cùng.
Cả tháng qua, đêm nào chị Linh cũng mất ngủ. Cứ lên giường nằm là đầu óc chị căng như dây đàn, nghĩ ngợi lung tung, tìm đủ mọi cách để đòi khoản nợ 300 triệu đồng trót cho người ta vay. Con nợ thì khất lần không chịu trả, trong khi thời hạn đóng tiền cho con đi du học đang đến gần.
Qua những lời “nổ” của ông Cảnh và bà Mỹ, chị C.N.T và chị L.T.T.N đã đi vay tiền để góp vốn mua đất đầu tư làm dự án, nhưng thực tế chẳng có dự án nào. Với số tiền nhận của chị T. Và chị N., ông Cảnh và bà Mỹ đều dùng cho mục đích khác, đẩy hai chị vào cảnh tuyệt vọng, nợ nần khó khăn.
Chuyện đi vay bị “khủng bố” tinh thần vốn cũng không còn là chuyện lạ, nhưng chuyện chủ nợ lại bị “con nợ” cố tình gài bẫy, suýt vướng vào lao lý cũng đang diễn ra một cách đầy bất ngờ.