Thời gian qua, hoạt động tín dụng đen tồn tại ở nhiều địa phương với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Xuất phát từ những nhu cầu và sự e ngại vay vốn ngân hàng của người dân, nên những hoạt động thu lợi bất chính này càng "nở rộ".
Ngày 8/11/2021, theo nguồn tin riêng của PV, hai nạn nhân bị hành hung trong quá trình đi đòi nợ ở Hoài Đức, Hà Nội vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định.
Sau mấy tháng tạm ngưng công trình vì dịch Covid-19, anh Đỗ Mạnh Hào (Bắc Ninh) loay hoay với khoản nợ hàng trăm triệu đồng đã vay lãi cao để ứng lương cho công nhân.
Gần đến ngày sinh đứa con thứ hai, thay vì có chồng ở bên cạnh động viên, chăm sóc thì hàng ngày chị Nguyễn Thị Hảo (30 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ vì món nợ của người chồng ham mê bóng đá để lại.
Trước diễn biến phức tạp của nạn tín dụng đen, cơ quan công an một số địa phương đã vào cuộc triệt phá. Tuy nhiên để tạo vỏ bọc mới, các đối tượng cho vay “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao thông qua các app online khiến không ít người sập bẫy.
Trịnh Anh Xuân mở tiệm mua bán ô tô và tư vấn tài chính nhưng thực chất là để thực hiện hoạt động "tín dụng đen", cho vay lãi nặng thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.
Khi bạn thân vay tiền mua nhà, anh Hà quyết định rút toàn bộ 170 triệu đồng - số tiền dành dụm sau 2 năm đi làm cho bạn vay mà không ngờ sau đó tiền không đòi được, tình bạn cũng sứt mẻ theo.
Nhiều người bỗng dưng bị các app “đen” gọi điện đòi tiền. Nguyên nhân là do họ bị kẻ xấu đánh cắp tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội hoặc chứng minh thư nhân dân...rồi dùng nó để vay tiền tín dụng đen.
Để gây dựng lòng tin với đồng nghiệp, Luyến luôn trả nợ đúng hẹn với lãi suất cao. Đến khi danh sách người cho vay kín cả trang giấy, cô nhân viên văn phòng bất ngờ nộp đơn xin nghỉ việc.
Trước nguy cơ mất trắng số tiền 300 triệu mồ hôi nước mắt, Hoàng Gia Minh quay cuồng nghĩ cách đòi lại tiền. Được 2 người bạn “hiến kế”, Minh đồng ý làm theo để rồi rơi vào vòng xoáy tố tụng.
Nợ nần chồng chất do vay tín dụng đen, các con nợ còn đối mặt với nhiều cạm bẫy, nguy hiểm đến tính mạng thậm chí còn được mời chào mua bán nội tạng để... trả nợ!
Khi cho người anh họ vay tiền, chị Phương không nghĩ có ngày rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười: Tiền cho vay không lấy được còn mất luôn tình cảm anh em.
Lợi dụng tình hình khó khăn về tài chính của người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tội phạm “tín dụng đen” biến tướng hoành hành khiến nhiều nạn nhân rơi vào bi kịch
Không vay tiền của ai, không quen biết các đối tượng “tín dụng đen”, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn bị gọi điện, đưa hình ảnh gia đình lên Facebook đòi nợ.
Biết vợ bán đất trả nợ hộ mình, anh Chung càu nhàu, nói vợ dốt nát. Theo anh, chỉ cần đi trốn nợ vài năm thì mọi chuyện sẽ êm thấm. Đằng này vợ lại bán đất, giờ anh không có vốn làm ăn nên rất bực tức...
Lộ chuyện là nhân viên phục vụ quán karaoke vì chủ nợ về tận quê truy tìm, anh Nguyễn Văn Mừng bị cha mẹ giận ra mặt. Vì không muốn mất thể diện với xóm giềng, bố mẹ anh Mừng đành thế chấp nhà, vay tiền để trả nợ đậy cho con.
Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai vì tai nạn giao thông, gia đình chị T. (Phú Thọ) lại khốn đốn khi bị người lạ đến đòi nợ số tiền mà con chị đã vay mượn trước đó.
Đưa một tỷ đồng nhờ bạn mua giúp mảnh đất đẹp, giá tốt, anh Nam không ngờ mình bị bạn lừa. Mất trắng số tiền lớn, anh và vợ mâu thuẫn, cãi vã triền miên.
Vì bận công việc, Hùng nhờ Hảo cầm hộ 560 triệu đồng từ tay một khách hàng. Sang ngày hôm sau, Hùng gọi điện thoại cho bạn để lấy tiền nhưng Hảo tắt máy...
Gom hết vốn liếng trong gia đình chưa đủ, chị Lan còn huy động thêm từ bạn bè, đồng nghiệp để cho vay tín dụng đen. Bất ngờ bị bùng nợ, chị biến thành con nợ rồi khốn khổ đi trốn.
Cuộc sống đang yên ổn, bỗng một ngày có nhóm người bặm trợn kéo đến nhà đòi số nợ 85 triệu đồng khiến vợ chồng ông Lang (Hà Nam) như ngồi trên đống lửa. Hỏi ra mới biết đó là số tiền con rể ông vay của tín dụng đen thời gian lên Hà Nội làm phụ hồ.
Lợi dụng khó khăn do dịch Covid-19 của một bộ phận công nhân, các đối tượng hoạt động tín dụng đen đã len lỏi đến các ngõ xóm - nơi công nhân thuê trọ để phát tờ rơi mời chào vay tiền với những ưu đãi như vay dễ dàng, vay không thế chấp… Khi đã sập bẫy “tín dụng đen”, không ít công nhân trở thành những con nợ rơi vào cảnh túng quẫn, bế tắc.
Từ Đồng Nai về nhà ngoại ở Bắc Ninh tránh dịch cả tháng nay nhưng chị Đào Thị Mận vẫn bị làm phiền bởi món nợ vay tín dụng đen của người chồng. Không chỉ vậy, cha mẹ già, chị gái và cậu em trai của chị cũng bị gọi điện “khủng bố”, đe dọa.
Không cần những chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng hay những biển bảng quảng cáo lớn ngoài trời tại những vị trí đắc địa…, các công ty tài chính không phép cho vay qua app (ứng dụng) đang âm thầm len lỏi khiến không ít người “sập bẫy” tín dụng đen.
Để đòi nợ, Sự cùng đàn em canh giữ trước nhà chị Cúc, không cho chị đi đâu. Trong khi đó, chị Cúc cho biết, chị không nợ tới 5,1 tỷ đồng mà chỉ vay 100 triệu cùng 6 chỉ vàng. Số tiền chênh là do tính lãi suất kiểu “trên trời”.
Cho anh em, bạn bè vay tiền lúc khó khăn là chuyện không hiếm trong cuộc sống. Bởi tình nghĩa mà không giúp nhau quả thực không đành lòng. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng là có vay có trả. Thực tế, có rất nhiều trường hợp chúng ta bị người khác lợi dụng lòng tốt để vay tiền, để rồi rơi vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”.