+Aa-
    Zalo

    Nợ “đuổi” từ Nam ra Bắc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ Đồng Nai về nhà ngoại ở Bắc Ninh tránh dịch cả tháng nay nhưng chị Đào Thị Mận vẫn bị làm phiền bởi món nợ vay tín dụng đen của người chồng. Không chỉ vậy, cha mẹ già, chị gái và cậu em trai của chị cũng bị gọi điện “khủng bố”, đe dọa.

    Chị Mận cho biết, chị và chồng vào Đồng Nai làm công nhân. Thường ngày cuộc sống tạm ổn nhưng khi dịch bệnh bùng phát, chồng chị thất nghiệp còn chị ở làm công ty làm việc, thực hiện 3 tại chỗ. 

    Anh Huấn, chồng chị, ở nhà chăm con, học bạn bè lên mạng chơi bạc. Khi thua lỗ, anh vay tiền của tín dụng đen. “Tôi chỉ biết chuyện khi có người gọi điện đòi nợ 180 triệu, bảo nếu không thu xếp nhanh thì sẽ không để yên cho gia đình tôi”, chị Mận kể. 

    C:\Users\Administrator.ICT-20210911LTB\Downloads\Ảnh 1 bo-ve-nha-ngoai-van-bi-deo-bam.jpg

    Chị Mận tâm sự với PV về câu chuyện buồn của mình (Ảnh: N.H).

    Cuối tháng 9, đầu tháng 10, công ty chị Mận cắt giảm nhân sự, chị Mận có tên trong danh sách. Không có việc làm, không có lương, lại vướng khoản nợ cả trăm triệu, ngày nào cũng có người gọi điện hoặc đến tận chỗ trợ làm phiền nên chị Mận quyết định bế con về quê ngoại. 

    Về ngoại, chị Mận giấu kín chuyện chồng mình đang nợ nần nhưng không ngờ, những đối tượng cho vay đã tìm được số điện thoại của bố mẹ chị, chị gái chị và cả em trai chị, ngày nào cũng gọi điện đòi nợ. 

    C:\Users\Administrator.ICT-20210911LTB\Downloads\Ảnh 2 bo-ve-nha-ngoai-van-bi-deo-bam.jpg

    Người chồng đã gây ra bao muộn phiền cho chị Mận và gia đình (Ảnh: Nhân vật kể chuyện cung cấp).

    “Không hiểu chồng tôi đã cung cấp số điện thoại hay họ lấy thế nào mà họ gọi hết cả cho bố mẹ, chị gái và em trai tôi ở ngoài này. Mọi chuyện vỡ lở, tôi đành nói hết sự thật cho gia đình biết. 

    Bố mẹ tôi thì bị điện thoại số lạ gọi đến “cháy” máy. Cậu em trai đi làm cũng không yên vì điện thoại liên tục đổ chuông, hết anh rể gọi điện hằn học lại đến điện thoại chủ nợ gọi đến dọa dẫm. Tôi bảo mọi người cứ thay đổi số điện thoại, im lặng một thời gian rồi tính. Nhưng vì thương bố mẹ, thương chị gái, lại sợ anh rể có chuyện chẳng lành, các cháu lại khổ nên em trai tôi đã vay mượn, gom góp được 130 triệu đồng đưa tôi trả nợ cho chồng. Bố mẹ tôi cũng vay mượn thêm được 50 triệu đồng”, chị Mận kể. 

    Có đủ 180 triệu, chị Mận gửi vào cho chồng trả nợ. “Giá mà dịch bệnh không bùng phát, có lẽ gia đình tôi cũng không rơi vào hoàn cảnh bết bát như thế. Cuộc sống công nhân tuy còn nhiều khó khăn, nhưng túc tắc vẫn đủ sinh sống yên ổn. Giờ chỉ mong dịch qua nhanh, công ty tôi sản xuất bình thường trở lại. Chồng tôi cũng sẽ đi làm, không sa đà vào những con đường xấu vì thất nghiệp nữa”.

    *Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

    N.H

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/no-duoi-tu-nam-ra-bac-a519268.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.