Cùng với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cơ quan tố tụng cũng yêu cầu 3 cá nhân khác tự giác ra đầu thú để được xem xét, hưởng khoan hồng. Nếu các bị cáo vắng mặt, vụ án vẫn được đưa ra xét xử.
Trong hơn 1 năm qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo triển khai 26 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có nhiều cuộc kiểm tra đột xuất, diện rộng, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực.
Ra đầu thú sau thời gian trốn chạy, Đỗ Văn Sơn, cựu Kế toán trưởng và Nguyễn Thị Thu Phương, Trưởng bộ phận Thư ký của Công ty AIC đã cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động sai phạm của Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Theo thông tin từ Bộ Công an, Nguyễn Thị Thu Phương, Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC là đối tượng liên quan đến sai phạm trong vụ án xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã về nước đầu thú, phối hợp với cơ quan điều tra.
Nhiều cựu lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh không có yếu tố động cơ vụ lợi trong vụ bà Nhàn AIC tại Bệnh viện Sản Nhi nên không có căn cứ xử lý hình sự. Tuy nhiên cơ quan điều tra cho rằng cần kiến nghị xem xét, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác quản lý nhà nước để xảy ra sai phạm liên quan đến dự án Công ty AIC.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú yêu cầu tập trung kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc liên quan đến vi phạm của Tập đoàn FLC, Công ty AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo Bộ Công an, cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, phê duyệt điều chỉnh dự án, dự toán dự án 12 phòng thí nghiệm trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
Chiều tối 4/7, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đối tượng Đỗ Văn Sơn - cựu kế toán trưởng Công ty AIC đã về nước đầu thú.
Tòa cấp phúc thẩm cho rằng, các bị cáo bỏ trốn trong vụ đại án AIC đều không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự (là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) nên tòa không chấp nhận đơn “kháng cáo thay”.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng: “việc để luật sư chỉ định làm đơn kháng cáo thay cho những người đang bỏ trốn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không bao giờ chấp nhận với những đơn kháng cáo như vậy”.
Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên, liên quan 3 vụ án lớn là Vạn Thịnh Phát, AIC, Việt Á, Thường trực Ban chỉ đạo và Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu ưu tiên để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi đúng theo thời hạn luật định.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch AIC bỏ trốn) không thuộc chủ thể quyền kháng cáo. Do đó, việc kháng cáo của luật sư sẽ không được chấp nhận.
Sau phiên tòa sơ thẩm, cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai không kháng cáo, chấp nhận bản án vụ án Công ty AIC thông thầu xảy ra tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn, bị xét xử vắng mặt với mức án 30 năm tù nhưng được luật sư "kháng cáo thay", cho rằng quá trình điều tra chưa đầy đủ, chưa chứng minh được bà Nhàn là chủ mưu trong việc thông thầu.
Bị tuyên phạt 30 năm tù vụ đưa hối lộ, thông thầu gây thiệt 152 tỷ tại Đồng Nai, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tòa án tuyên 30 năm tù, sẽ thi hành án khi bắt được.
Sáng 4/1, TAND Tp.Hà Nội sẽ đưa ra phán quyết dành cho 36 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Bị cáo Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khi được nói lời sau cùng đã nhận thấy hành vi của mình ảnh hưởng đến tỉnh, cũng như T.Ư. Bị cáo cho rằng đã "thấy hổ thẹn với tất cả mọi người".
Các dữ liệu cho thấy, Tập đoàn của ông Trương Quang Minh là doanh nghiệp mua lại 4.000m2 đất vàng Xuân Đỉnh thông qua việc mua cổ phần tại Bất động sản AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
VKS đề nghị chỉ tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án với 6 căn chung cư tại số 83 Lý Thường Kiệt; một biệt thự rộng 452 m2 tại Nguyễn Huy Tự (Hà Nội), đều đứng tên cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Trước cáo buộc nhận 14,5 tỷ đồng của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng các gói thầu thiết bị y tế của Dự án, ông Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khai “bản thân có những suy nghĩ đơn giản, nên dẫn đến việc phạm tội”.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX duy trì các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty AIC để bảo đảm thi hành án.
Cơ quan công tố nhận định, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn có hành vi yêu cầu các nhân viên thực hiện “Quy trình 70 bước”, có nội dung thực hiện thông thầu trái quy định của Luật Đấu thầu. Theo đó, bà Nhàn bị đề nghị mức án lên tới 30 năm tù.
Đại diện công ty cho hay AIC đã bị phong tỏa 4 tài khoản ngân hàng, trong đó có 107 tỷ đồng. Công ty này chấp thuận sử dụng toàn bộ số tiền trên để khắc phục hậu quả.
Tại tòa, bà Nguyễn Thị Dung, cựu Giám đốc Mediconsult thừa nhận hành vi thông đồng với Công ty AIC. Tuy nhiên, người này cho rằng VKS truy tố hành vi của mình là "quá nặng".
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết trình bày, thân chủ xin xét xử vắng mặt và chấp nhận mọi phán quyết dựa trên sự khách quan, toàn diện, thấu đáo.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) hiện đang bỏ trốn vẫn được HĐXX chỉ định luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa.