+Aa-
    Zalo

    Những giọt nước mắt rơi trong lễ Vu Lan: Nhiều đóa hoa trắng vì mất cha thiếu mẹ

    (ĐS&PL) - Lễ Vu Lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch hàng năm, luôn đem lại cho nhiều người những cung bậc cảm xúc khác nhau, có người khóc nấc vì chẳng còn cha mẹ để ơn dưỡng...

    Tháng 7 Vu lan báo hiếu, là khi những bông hồng đỏ thắm nở trên áo của những người may mắn còn cha mẹ và những đóa hoa trắng sẽ lặng lẽ trước ngực những ai sớm mất cha thiếu mẹ.

    Tháng 7 Vu lan báo hiếu, là khi những bông hồng đỏ thắm nở trên áo của những người may mắn còn cha mẹ và những đóa hoa trắng sẽ lặng lẽ trước ngực những ai sớm mất cha thiếu mẹ.

    Tối muộn 16/8 (tức ngày 13/7 âm lịch), hàng trăm tăng ni, phật tử, người dân vô cùng xúc động, trang nghiêm thành kính nhớ về tiền nhân của mình, cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc tại lễ Vu Lan báo hiếu được thực hiện tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, xã Mông Hoá, TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình.

    Tối muộn 16/8 (tức ngày 13/7 âm lịch), hàng trăm tăng ni, phật tử, người dân vô cùng xúc động, trang nghiêm thành kính nhớ về tiền nhân của mình, cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc tại lễ Vu Lan báo hiếu được thực hiện tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, xã Mông Hoá, TP Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình.

     

    Cài trên ngực bông hoa đỏ thắm, Minh Thu (25 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) vượt quãng đường hơn 60km về chùa nghe giảng, cô bật khóc nức nở giữa hàng trăm người ngồi chắp tay trong dịp lễ đặc biệt này. Cô chia sẻ: "Tiếng thuyết giảng của sư thầy hòa trong tiếng nhạc của bài hát Lòng mẹ. Trong giây phút đó, mình nhớ nhiều về những lúc đã làm bố mẹ buồn và thấy hối hận".

    Cài trên ngực bông hoa đỏ thắm, Minh Thu (25 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) vượt quãng đường hơn 60km về chùa nghe giảng, cô bật khóc nức nở giữa hàng trăm người ngồi chắp tay trong dịp lễ đặc biệt này. Cô chia sẻ: "Tiếng thuyết giảng của sư thầy hòa trong tiếng nhạc của bài hát Lòng mẹ. Trong giây phút đó, mình nhớ nhiều về những lúc đã làm bố mẹ buồn và thấy hối hận".

     

     

    Chẳng may mắn như Minh Thu, chị Nguyễn Thị Hường (46 tuổi, ở TP Hoà Bình) cài trên ngực bông hoa trắng, chị lâng lâng cảm xúc dâng trào khi nhớ tới công ơn sinh thành của cha mẹ. Cách đây 4 năm, cha chị Hường qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Kể từ đó chị khôn nguôi nỗi nhớ cha. “Năm nào gia đình tôi cũng đến chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu. Tôi mong các con noi theo gương báo hiếu với cha mẹ, biết được công sinh dưỡng dục của cha mẹ”, chị Hường chia sẻ.

    Chẳng may mắn như Minh Thu, chị Nguyễn Thị Hường (46 tuổi, ở TP Hoà Bình) cài trên ngực bông hoa trắng, chị lâng lâng cảm xúc dâng trào khi nhớ tới công ơn sinh thành của cha mẹ. Cách đây 4 năm, cha chị Hường qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Kể từ đó chị khôn nguôi nỗi nhớ cha. “Năm nào gia đình tôi cũng đến chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu. Tôi mong các con noi theo gương báo hiếu với cha mẹ, biết được công sinh dưỡng dục của cha mẹ”, chị Hường chia sẻ.

     

     

    Cùng chung cảm xúc như chị Hường, chị Từ Kim Oanh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) liên tục rơi nước mắt trong lễ Vu Lan báo hiếu. Không được may mắn như nhiều gia đình khác, bố mẹ ruột và bố mẹ chồng chị Oanh đều đã qua đời. Chị cùng mọi người cứ mỗi dịp lễ Tết hay cuối tuần đều lên nghĩa trang thắp hương tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên. “Tôi rất xúc động nhớ công ơn cha mẹ nuôi dạy mình. Bố mẹ mất tôi chưa thể báo đáp được công ơn dưỡng dục, sinh thành”, chị Oanh khóc.

    Cùng chung cảm xúc như chị Hường, chị Từ Kim Oanh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) liên tục rơi nước mắt trong lễ Vu Lan báo hiếu. Không được may mắn như nhiều gia đình khác, bố mẹ ruột và bố mẹ chồng chị Oanh đều đã qua đời. Chị cùng mọi người cứ mỗi dịp lễ Tết hay cuối tuần đều lên nghĩa trang thắp hương tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên. “Tôi rất xúc động nhớ công ơn cha mẹ nuôi dạy mình. Bố mẹ mất tôi chưa thể báo đáp được công ơn dưỡng dục, sinh thành”, chị Oanh khóc.

     

     

    Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, lễ Vu lan đối với Phật giáo Việt Nam là một ngày lễ trọng đại. Bởi vì người Việt Nam xưa nay nặng về chữ hiếu, tổ tiên ông bà cha mẹ đều lấy chữ hiếu làm đầu, đạo Phật cũng là đạo hiếu. Cho nên gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên là một gương sáng, rất thích hợp với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.

    Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, lễ Vu lan đối với Phật giáo Việt Nam là một ngày lễ trọng đại. Bởi vì người Việt Nam xưa nay nặng về chữ hiếu, tổ tiên ông bà cha mẹ đều lấy chữ hiếu làm đầu, đạo Phật cũng là đạo hiếu. Cho nên gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên là một gương sáng, rất thích hợp với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.

    Tất cả chúng ta đều thừa hưởng sự trao truyền từ cha mẹ mới có hình hài này. Đó là huyết thống chớ không phải chuyện bên ngoài. Cho nên cái hay dở tốt xấu của con cái là niềm vinh dự hay tủi buồn của cha mẹ. Vì vậy phận làm con không thể quên ơn cha mẹ, một trọng ơn không ai có thể từ bỏ được.

    Tất cả chúng ta đều thừa hưởng sự trao truyền từ cha mẹ mới có hình hài này. Đó là huyết thống chớ không phải chuyện bên ngoài. Cho nên cái hay dở tốt xấu của con cái là niềm vinh dự hay tủi buồn của cha mẹ. Vì vậy phận làm con không thể quên ơn cha mẹ, một trọng ơn không ai có thể từ bỏ được.

    Nếu một người nào đó thấy cha mẹ già cả lẩm cẩm mà xem thường, như vậy là lỗi lầm lớn. Dù cha mẹ có lẩm cẩm đi nữa, chúng ta cũng nhớ rằng bản thân mình là một phần thân thể của cha mẹ, không thể tách rời, không thể đứng riêng, dù muốn chối bỏ cũng không chối bỏ được. Đã là thân phần của cha mẹ mà mình phụ rẫy, vong ơn thì không xứng đáng là một con người”, Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.

    Nếu một người nào đó thấy cha mẹ già cả lẩm cẩm mà xem thường, như vậy là lỗi lầm lớn. Dù cha mẹ có lẩm cẩm đi nữa, chúng ta cũng nhớ rằng bản thân mình là một phần thân thể của cha mẹ, không thể tách rời, không thể đứng riêng, dù muốn chối bỏ cũng không chối bỏ được. Đã là thân phần của cha mẹ mà mình phụ rẫy, vong ơn thì không xứng đáng là một con người”, Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.

    Đại đức Thích Trí Thịnh cho biết thêm, trên thế gian này không có ơn nào quý báu cao cả hơn ơn cha mẹ, nếu chúng ta quên đi ơn này, thì những cái ơn thường trong xã hội chắc gì chúng ta nhớ, chắc gì chúng ta có lòng biết ơn và đền ơn. Cho nên muốn thành con người đạo đức, trước tiên phải là người con hiếu thảo. Phật tử tu theo Phật, không phải chỉ để cầu thoát ly sanh tử, mà còn phải làm tròn bổn phận làm người, làm con, cho nên cha mẹ là trên hết.

    Đại đức Thích Trí Thịnh cho biết thêm, trên thế gian này không có ơn nào quý báu cao cả hơn ơn cha mẹ, nếu chúng ta quên đi ơn này, thì những cái ơn thường trong xã hội chắc gì chúng ta nhớ, chắc gì chúng ta có lòng biết ơn và đền ơn. Cho nên muốn thành con người đạo đức, trước tiên phải là người con hiếu thảo. Phật tử tu theo Phật, không phải chỉ để cầu thoát ly sanh tử, mà còn phải làm tròn bổn phận làm người, làm con, cho nên cha mẹ là trên hết.

    Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho hay, dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu này, tại các cơ sở tự viện thường được tổ chức với các hoạt động như Tụng kinh-sám Vu Lan, kinh báo hiếu phụ mẫu, kinh Mục Liên sám pháp, kinh A Di Đà…; lễ cầu siêu cho anh linh anh hùng liệt sỹ, tổ tiên trong gia đình; pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức "Bông hồng cài áo" tri ân công đức sinh thành của cha mẹ; nghi thức thắp nến tri ân và truyền hoa đăng tưởng niệm anh linh anh hùng liệt sỹ và cửu huyền thất tổ; chương trình nghệ thuật về công cha nghĩa mẹ…

    Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho hay, dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu này, tại các cơ sở tự viện thường được tổ chức với các hoạt động như Tụng kinh-sám Vu Lan, kinh báo hiếu phụ mẫu, kinh Mục Liên sám pháp, kinh A Di Đà…; lễ cầu siêu cho anh linh anh hùng liệt sỹ, tổ tiên trong gia đình; pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức "Bông hồng cài áo" tri ân công đức sinh thành của cha mẹ; nghi thức thắp nến tri ân và truyền hoa đăng tưởng niệm anh linh anh hùng liệt sỹ và cửu huyền thất tổ; chương trình nghệ thuật về công cha nghĩa mẹ…

     

    Trong các hoạt động kể trên, "Bông hồng cài áo" chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

    Trong các hoạt động kể trên, "Bông hồng cài áo" chính là nghi thức mang tính chất tôn vinh cao nhất. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

     

    Với ý nghĩa đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu Lan.

    Với ý nghĩa đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu Lan.

     

    Đại đức Thích Trí Thịnh gửi gắm: "Đại lễ Vu Lan, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Những ngày này mọi người thường đến chốn chùa cầu nguyện cho tâm linh. Nhiều người ăn chay hướng về tổ tiên ông bà rồi làm việc thiện, phóng sinh… Ngoài việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì mình phải sống sao cho thật hạnh phúc. Con người có cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì bố mẹ sẽ an tâm an hưởng tuổi già".

    Đại đức Thích Trí Thịnh gửi gắm: "Đại lễ Vu Lan, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Những ngày này mọi người thường đến chốn chùa cầu nguyện cho tâm linh. Nhiều người ăn chay hướng về tổ tiên ông bà rồi làm việc thiện, phóng sinh… Ngoài việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì mình phải sống sao cho thật hạnh phúc. Con người có cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì bố mẹ sẽ an tâm an hưởng tuổi già".

     

    Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc. Người dân tâm niệm, thả đèn hoa đăng cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

    Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng. Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc. Người dân tâm niệm, thả đèn hoa đăng cầu mong cho người thân luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-giot-nuoc-mat-roi-trong-le-vu-lan-nhieu-oa-hoa-trang-vi-mat-cha-thieu-me-a457062.html
    Sự kiện: Lễ Vu Lan
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan