“Cả năm một Rằm tháng7, cả thảy một rằm tháng Giêng”, câu nói quen thuộc của người Việt. Theo đó, một năm có 12 lần trăng tròn thì rằm tháng giêng và tháng 7 quan trọng nhất. Nếu như rằm tháng giêng khởi đầu mới cho một năm thì Rằm tháng 7 thường gọi là mùa Vu Lan. Đây là dịp để con cháu báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Sự xuất hiện của mâm cỗ chay thanh đạm được ưu tiên trong dịp này.
Xôi nấm
Xôi chính là món ăn quen thuộc đầu tiên mà bạn dễ bắt gặp trong mâm cỗ dịp lễ tết hay rằm. Một đĩa xôi đầy đặn, tỏa mùi hương mang ý nghĩa cầu an lành, mong sung túc. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện chúng trong rằm tháng 7 này.
Nguyên liệu:
500g gạo nếp
300g nấm đông cô tươi hoặc
2 thìa cafe nước tương
2 thìa cafe hạt nêm chay
2 thìa cafe dầu ăn
1 thìa cafe hạt tiêu
½ thìa muối ăn
Cách làm:
Bạn có thể nấu xôi bằng nồi cơm điện hay chỗ xôi đều được. Trường hợp nấu bằng nồi cơm điện, chúng ta không cần ngâm nếp trước đó quá lâu, chỉ cần 15 phút là đủ. The Water MAN sẽ hướng dẫn nấu xôi cách này cho đơn giản.
Gạo nếp sau khi ngâm mang vo sach, vỏ nhiều đến khi nước trong là được. Cho vào nồi cơm điện, đổ nước xâm xấp mặt gạo cùng ít muối. Bật chế độ nấu cơm như bình thường.
Nấm rửa sạch, cắt nhỏ như hạt lựu.
Cho dầu vào chảo, cho nấm vào xào nhanh cùng hạt nêm, nước tương, tiêu xay.
Khi nồi cơm nhảy sang nút giữ ấm thì cho nấm vào, dùng đũa đảo đều rồi chuyển sang chế độ nấu thêm 10 phút để hạt nếp bung đều, dẻo, thơm.
Tắt bếp, đợi xôi nguội bớt rồi cho ra dĩa. Gia đình bạn có khuôn hình hoa, trái tim, hãy tận dụng để đĩa xôi bắt mắt hơn.
Bánh mì nhồi nấm đậu chiên giòn
Để đậu kết dính tốt, nên chọn đậu ngon mềm mịn, cho vào vải màn vắt hết nước hoặc để đậu trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm rồi mới chế biến.
Nguyên liệu:
1 chiếc bánh mì dài
2 khuôn đậu
5 cái nấm hương tươi
Hạt tiêu
Hạt nêm chay
Cách làm:
Đậu phụ bóp nhuyễn. Nấm rửa sạch, cắt thật nhỏ
Trộn đều các nguyên liệu: đậu, nấm với hạt nêm, hạt tiêu. Nhồi kỹ
Bánh mì cắt thành từng lát dày khoảng 3 - 4 cm. Lấy tay ấn nhẹ giữa lát bánh mì. Nhồi đậu vào từng lát bánh, ấn chặt để nhân dính kết với bánh mì
Cho bánh mì vào chiên vàng giòn 2 mặt. Khi ăn chấm với tương ớt
Cải thảo sốt dầu hào
Nguyên liệu:
300g rau cải thảo
2 mc dầu hào chay (nếu không có thì thay bằng nước tương)
Hạt nêm chay
2 mcf bột năng
Cách làm:
Cải thảo rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 5 cm
Luộc chín cải trong nước có bỏ chút muối và 1 xíu dầu ăn. Khi rau chín vớt ra đĩa.
Nước sốt: Pha dầu hào với 20ml nước + bột năng + hạt nêm chay + 1 chút dầu ăn. Đổ hỗn hợp vào nồi đun sôi vài phút rồi rưới lên rau. Các bạn làm nước sốt đậm đà một chút thì rau vừa ăn, không bị nhạt
Đậu phụ non sốt nấm kim châm
Nguyên liệu:
150g đậu hũ non
100g nấm kim châm
1 thìa cafe nước tương
3 thìa cafe hạt nêm
1 thìa cafe hạt tiêu
2 thìa cafe bột năng
Cách làm:
Đậu hũ non để nguyên miếng, trụng qua nước sôi, sau đó đặt lên đĩa sâu, lấy dao cắt miếng dày cỡ 1.5 - 2 cm
Nấm kim châm cắt bỏ chân, rửa nhanh qua nước muối pha loãng, rồi cắt ngắn khoảng 2 cm. Cho nấm vào xào cùng nước tương, hạt nêm khoảng 5 - 7 phút. Thêm bột năng (đã hòa cùng 30ml nước) để tạo độ sánh. Chờ nấm sôi lại thì tắt bếp, rưới sốt lên đậu
Nấm đùi gà kho gừng
Nguyên liệu:
300g nấm đùi gà
4 mc nước tương
1 ít gừng tươi, ớt tươi
2 mcf đường
Cách làm:
Gừng gọt vỏ, xắt sợi cùng ớt
Nấm đùi gà cắt miếng vừa ăn
Chiên nấm với lửa to thì nấm sẽ không bị ra nhiều nước. Khi nấm hơi vàng thì vớt ra đĩa
Cho một chút dầu ăn vào nồi, phi gừng lên cho thơm. Tiếp theo cho nước tương, đường, ớt vào chưng cho hơi sánh lại. Sau đó, cho nấm vào đảo đều khoảng 5 - 10 phút. Thêm tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp
Su hào trộn tắc chua ngọt
Nguyên liệu:
Su hào
Cà rốt
Trái tắc (quất)
Đường; Muối
Ớt tươi, ớt bột Hàn Quốc (không có cũng được)
Nước mắm chay (không có cũng được)
Cách làm:
Su hào, cà rốt gọt sạch vỏ, cắt miếng nhỏ dài cỡ ngón tay út. Cho vào tô, rắc muối và đường, xóc đều để khoảng 60 - 90 phút sau đó mang ra xả lại nước vài lần, xả lại nước sôi để nguội
Trộn su hào với nước cốt trái tắc, nêm thêm muối đường vừa ăn, cho thêm ớt tươi, ớt bột trộn đều rồi để thêm khoảng 60 - 90’ là có thể ăn được
Món này có thể làm nhiều, để tủ lạnh ăn trong 2 - 4 ngày
6 món kiêng ăn trong ngày Rằm tháng 7
Thịt vịt
Các món ăn chế biến từ vịt là món ăn khoái khẩu của nhiều người và đây cũng được coi là món ăn giải đen, xả xui vào những dịp cuối tháng. Tuy nhiên, một số người lại quan niệm rằng nếu ăn thịt vịt trong tháng 7 âm lịch sẽ gặp phải tình trạng “ tan đàn xẻ nghé” hay dễ gặp tranh cãi, khẩu thiệt. Do đó mà thịt vịt cũng là một trong những món ăn nên kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Thay vào đó, bạn nên ăn các món từ thịt gà mang ý nghĩa cát lành, tốt đẹp để có tháng cô hồn may mắn, suôn sẻ hơn.
Cá mè
Không khác gì cháo trắng hay thịt vịt, ở một số địa phương còn có quan niệm kiêng ăn cá mè để tránh mang lại rắc rối, đen đủi. Xuất phát bởi từ “mè” trong cá mè hàm ý “mè nheo”, ám chỉ mọi thứ đều khó chịu, nhùng nhằng.
Bên cạnh đó, cá mè thường rất tanh, nhiều xương và khi ăn dễ bị hóc. Do đó mà nhiều người cũng cho rằng ăn cá mè trong tháng cô hồn sẽ dễ gặp chuyện trắc trở, chông gai, chẳng lành.
Thịt chó
Mặc dù hiện nay thịt chó là món ăn đang được kêu gọi không nên ăn, nhưng một số người vẫn ăn thịt chó để giải xui vào các dịp cuối tháng, cuối năm.
Đây cũng là món được kiêng ăn trong tháng 7 âm lịch. Bởi dân gian có quan niệm "đen như mõm chó", ăn thịt chó có thể kéo theo vận đen cho cả tháng. Hơn thế nữa, tháng 7 cô hồn trong Phật giáo cũng không nên sát sinh, nên ăn chay và làm nhiều điều thiện để tích công đức và mong cầu sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình.
Cháo trắng
Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng 7 mọi nhà đều làm lễ cúng thí thực cô hồn, dã quỷ. Và trong mâm cúng không thể thiếu được cháo trắng loãng. Nếu con người ăn cháo trắng trong tháng 7 sẽ khiến cô hồn nghĩ rằng đang tranh ăn với họ và liên tục quấy phá, mang lại nhiều điều xúi quẩy. Do đó mà cháo trắng là món ăn đầu tiên mà ông cha ta truyền tai nhau cần tránh ăn trong tháng 7 cô hồn