Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học hiện đại, thịt lợn chứa nhiều carbohydrate, chất béo và protein, nó cũng chứa các khoáng chất như ion natri và sắt, mà có thể duy trì trao đổi chất của cơ thể, có thể thúc đẩy sản xuất hemoglobin, tăng sức mạnh của xương.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số phần của con lợn mà bạn nên hạn chế ăn, vì việc sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Ruột (lòng) lợn
Hàm lượng cholesterol trong ruột già của lợn đặc biệt cao, ăn nhiều có thể gây tăng lipid máu, không có lợi cho sức khỏe của cơ thể, hơn nữa nhân purin có trong ruột già của lợn cũng đặc biệt dễ bị axit uric cao, dễ gây ra bệnh gút, vì vậy không nên ăn quá nhiều ruột lợn.
Tuy nhiên, ruột già của lợn rất giàu chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể người, có tác dụng làm ẩm ruột, nhuận tràng nên có thể ăn điều độ.
Phổi
Nhiều người rất thích phổi lợn vì ăn không bị ngán như gan hay lòng. Tuy nhiên, do thói quen hít thở sát đất, lợn hít vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn và vi khuẩn. Phế nang của chúng là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng các chất độc hại. Cấu trúc phức tạp của cơ quan này khiến iều vi khuẩn, độc tố phía trong không dễ loại bỏ.
Vì vậy, việc ăn phổi thường xuyên và không chế biến kỹ sẽ khiến lượng kim loại nặng và độc tố khác tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Óc lợn
Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100 gr óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 gr/100 gr, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Gan
Theo Aboluowang, gan lợn chứa nhiều protein, sắt, đồng, vitamin A, B, D và các chất dinh dưỡng khác, nếu ăn vừa phải có thể bổ sung sắt và vitamin, giúp bổ máu, chống khô mắt và mệt mỏi. Lượng vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người thích cho trẻ nhỏ, người già, người ốm ăn gan lợn mà không biết rằng đây là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc nên cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, có hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có thể có sán, virus gây bệnh.
Vì thế, gan là bộ phận của con lợn bạn không nên ăn nhiều, nếu ăn thì nên chọn gan có màu tươi, không có đốm trắng hay màu sắc bất thường.
Thịt cổ lợn
Thịt cổ lợn vừa mềm, lại rẻ nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên với những ai chịu khó quan sát sẽ nhận thấy bộ phận này của lợn có chứa rất nhiều hạch bạch huyết, tức là nơi các chất độc tồn đọng sâu nhất. Nếu quá trình sơ chế diễn ra không sạch, dù có chế biến ở nhiệt độ cao thì cũng khó loại bỏ được những chất độc này. Vì vậy khi ra chợ chúng ta nên tránh mua thịt cổ lợn, đặc biệt là phần thịt có xuất hiện các phần hạch bạch huyết giống bong bóng nhỏ.
Tiết
Tiết của con lợn khỏe mạnh sẽ không gây hại cho bạn, nhưng nếu không cẩn thận mua phải tiết của con lợn bệnh hoặc không còn tươi thì sẽ rất nguy hiểm, nhất là khi bạn làm tiết canh.
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis thì dù đã phát bệnh hay chưa, trong máu nó vẫn chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn, liên cầu khuẩn sẽ xâm nhập cơ thể người, gây bệnh, thậm chí tử vong.
Chân giò, móng giò
Chân giò, móng giò chủ yếu chứa protein, canxi, sắt, vitamin A, B, C… là các chất có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo trong chân giò, móng giò sẽ cản trở quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, chất béo này cũng không tốt cho người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
Thận lợn (cật)
Thận lợn có nhiều cholesterol. Nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.
Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.
Da lợn
Protein trong da lợn rất khó tiêu. Da lợn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu, sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.
Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, da lợn sẽ đưa nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể người.
Những lưu ý khi mua thịt lợn
Khi đi chợ mua thịt lợn, chúng ta có thể dùng tay sờ vào bề mặt của miếng thịt lợn. Nếu bề mặt của thịt lợn đã bị dính nhớt thì thịt lợn đó không còn tươi nữa, khuyến cáo không nên mua.
Nếu thịt lợn có màu quá sẫm, có nghĩa là miếng thịt lợn này đã được bảo quản từ hai đến ba ngày. Thịt lợn loại này dù rẻ đến mấy cũng không ngon bằng thịt tươi. Thịt tươi có màu hồng hào do đó bạn nên lựa chọn những miếng thịt có màu sắc này.
Khi mua thịt lợn, chúng ta phải ngửi xem thịt lợn có mùi gì đặc biệt không. Thịt lợn tươi sẽ có một chút mùi tanh, còn thịt lợn hỏng sẽ có mùi hôi nồng rất khó chịu.
Như Quỳnh(T/h)