(ĐSPL) - Nếu tính cả 25\% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của Bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng...
Lương Bộ trưởng cũng không đủ sống
Bộ Nội vụ vừa gửi đến Quốc hội Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Về đời sống của người hưởng lương từ ngân sách, Bộ Nội vụ cho biết, mức lương cơ sở hiện hành 1.150.000 đồng/tháng thực hiện từ ngày 1/7/2013 mới đạt 44,2\% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2015 của khu vực doanh nghiệp (2.600.000 đồng/tháng); từ đó các mức lương ngạch, bậc, chức vụ thấp theo. Nếu tính cả 25\% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học hết tập sự khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, Bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng. Dẫn đến, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, từ 2011 đến nay đã 3 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở), từ mức 730.000 đồng/tháng năm 2011 lên mức 1,15 triệu đồng/tháng hiện nay.
Tính chung cả ba lần điều chỉnh tăng thêm 57,5\%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng của tháng 12/2014 so với tháng 12/2010 do Tổng cục Thống kê công bố là 36,3\%.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình |
Bộ Nội vụ cũng ban hành chế độ phụ cấp áp dụng với cán bộ công chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách với mức tăng từ 10\% lên 25\%. Ngoài ra, một số chức danh lãnh đạo như Chủ tịch UBND tỉnh từ 1,25 lên 1,3; tăng tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn với cán bộ công chức viên chức lập thành tích xuất sắc từ 5 lên 10\%, bổ sung chế độ nâng lương đối với sĩ quan cấp tướng. Mới đây, nhà nước cũng quyết định tăng lương thêm 8\% đối với người hưởng lương có hệ số từ 2,34 trở xuống.
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Thái Bình cho biết, hạn chế hiện tại là mức lương cơ sở 1,15 triệu đồng/tháng hiện hành mới đạt 44,2\% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân 2,6 triệu đồng/tháng năm 2015 của khu vực doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến các mức lương ngạch, bậc, chức vụ thấp theo, tính cả 25\% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học hết tập sự khoảng 3,58 triệu đồng/tháng. Lương Bộ trưởng cũng chỉ khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.
Theo đó, Bộ trưởng Nội vụ xác nhận, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.
Thêm nữa, hệ thống thang, bậc lương còn bình quân. Do mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ còn thấp, nên các cơ quan có thẩm quyền đã mở rộng đối tượng áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù ngành nghề, đã làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề.
Phân tích những nguyên nhân hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đề cập kinh tế tăng trưởng chậm (từ mức bình quân 7\%/năm giai đoạn 2006-2010 xuống chỉ còn 5,8\%/năm giai đoạn 2011-2015), ngân sách cũng tăng chậm trong nhu cầu tăng chi đầu tư phát triển để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng chi quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, cùng với áp lực giảm bội chi ngân sách nhà nước, nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương.
Trong khi đó, đối tượng hưởng lương và trợ cấp hàng tháng (gắn với tiền lương) từ ngân sách nhà nước rất lớn, khoảng 7 triệu người, chưa bao gồm quân đội và công an.
Đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn" - báo cáo của bộ trưởng nhận định.
Ông cũng nhấn mạnh hạn chế của chính sách tiền lương đó là hệ thống thang, bậc lương còn bình quân.
Do mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ còn thấp, nên các cơ quan có thẩm quyền đã mở rộng đối tượng áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù ngành nghề, đã làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề.
Sẽ nâng mức lương để đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho người hưởng lương
Bộ Nội vụ đang có kế hoạch thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của cán bộ, lực lượng công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có thu nhập thấp. Bộ phối hợp với các bộ, cơ quan, thành viên ban chỉ đạo tiền lương nhà nước nghiên cứu, xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Trong đó, định hướng mức lương tối thiểu, khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo lộ trình tiến tới đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương gắn với nhu cầu đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp khả năng của nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Bình, do việc triển khai thực hiện giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế với các đơn vị sự nghiệp công lập và đổi mới cơ chế sắp xếp, tổ chức bộ máy mới được hơn một năm nên chưa có nhiều kết quả, kinh tế còn nhiều khó khăn chưa thể tăng trưởng cao trong 1 - 2 năm tới nên khó bố trí nguồn cho cải cách tiền lương. Vì vậy, Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương theo các kết luận của trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thông qua khi có đủ điều kiện thực hiện.
Bộ Nội vụ đang có kế hoạch thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của cán bộ, lực lượng công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có thu nhập thấp. |
"Trong thời gian trung ương chưa thông qua đề án, sẽ không bổ sung các phụ cấp theo ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù ngành nghề. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ tài chính căn cứ tình hình kinh tế, xã hội, khả năng ngân sách để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước điều chỉnh tiền lương cho phù hợp", ông Bình cho hay.
Theo Tờ trình của Ban cán sự Đảng, Chính phủ về triển khai thực hiện kết luận 63 của hội nghị Trung ương 7 khóa 11 về một số vấn đề cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, người có công và định hướng 2020, ban cán sự Đảng, Chính phủ đã dự kiến 3 phương án điều chỉnh tiền lương năm 2015.
Đó là điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/1/2015 tăng thêm 12\% (140.000 đồng/ tháng) thì tổng nhu cầu kinh phí quỹ lương tăng thêm là 48.000 tỷ đồng. Thứ hai là điều chỉnh tăng 10\% (115.000 đồng/tháng), tổng nhu cầu kinh phí tăng 40.000 tỷ đồng. Và phương án ba là tăng 8\% (90.000 đồng mỗi tháng) thì nhu cầu tăng 32.000 tỷ đồng.
Do khả năng ngân sách năm 2015 không bố trí đủ nguồn để thực hiện 1 trong 3 phương án nên Chính phủ trình Quốc hội, phương án tăng thêm 8\% từ 1/1/2015 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống. Dự kiến ngân sách nhà nước phải bố trí 11.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng khung cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 để trình Chính phủ xem xét tổng hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015).
Và trong đó sẽ tính toán cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, chi trả nợ và khả năng bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho cải cách tiền lương giai đoạn 2016 – 2020.
Theo đó, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương theo các kết luận của Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thông qua vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện.
Để tạo nguồn cho thực hiện điều chỉnh tiền lương các năm sau, Bộ trưởng Nội vụ nêu nhiều giải pháp. Bên cạnh thực hiện tinh giản biên chế, giải pháp được Bộ trưởng đề cập là các cơ quan, đơn vị phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, đặc biệt là tiết kiệm tối đa chi thường xuyên ngoài lương để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Thực hiện các giải pháp tạo nguồn như cơ cấu lại chi ngân sách cùng với việc điều chỉnh lại các chính sách theo quan điểm ưu tiên chi cải cách tiền lương, chi cho con người là chi đầu tư phát triển cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo.
Ngọc Anh(Tổng hợp)
[mecloud]HgcHEp9tvt[/mecloud]