Tốt cho thận
Bên cạnh táo, dứa, nho…, lê cũng là loại quả rất tốt cho thận, đặc biệt là người bị suy thận.
Theo đó, loại quả này có chứa hơn 80% là nước lợi tiểu rất tốt cho người bệnh thận. Hơn nữa, lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này cũng giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Việc đi tiểu trở nên dễ dàng hơn cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm thận vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, quả lê còn chứa nhiều nước, giàu vitamin C, khoáng chất, chất xơ và các chất oxy hóa mang đến khả năng làm sạch dạ dày và góp phần giúp đào thải chất độc ra ngoài. Lượng kali, natri trong quả lê khá ít nên không ảnh hưởng đến hoạt động của thận, không làm tăng áp lực khiến thận quá tải.
Hạ đường huyết
Chuyên gia dinh dưỡng - tiến sĩ Sam Christie tại chuyên trang chăm sóc sức khỏe Nature's Best của Anh cho biết polyphenol trong quả lê có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Đặc biệt, hợp chất thực vật polyphenol trong loại quả này giúp hạ đường huyết rất tốt.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn quả lê 5 lần/tuần cũng giúp cải thiện độ nhạy của insulin và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2.
Chống ung thư
Theo nhật báo Anh Express, quả lê có chứa các chất chống ung thư mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư gây tử vong. Cũng theo tờ này, một nghiên cứu trên 478.000 người cho thấy ăn nhiều lê giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi nhờ có chứa chất chống oxy hóa anthocyanin - có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển của khối u.
Một thí nghiệm của NCBI - Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia cũng cho thấy chế độ ăn nhiều lê có thể bảo vệ chống lại một số tế bào ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư bàng quang.
Tốt cho người bệnh phổi
Các nghiên cứu đã cho thấy chất chống oxy hóa glutathione trong loại quả này sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của phổi và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus bằng cách điều tiết tích tụ chất nhầy. Nếu bạn cảm thấy khó thở, hãy dùng một ly nước ép quả lê để thấy hiệu quả thật sự mà nó mang lại.
Tốt cho xương khớp
Lê có chứa hàm lượng cao kháng chất boron- một chất rất cần có trong việc chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp cơ thể giữ lại canxi. Nó cũng hỗ trợ việc sản xuất hoóc môn cho cơ thể bao gồm estrogen, giúp ngăn ngừa tổn hại xương. Lê cũng giàu vitamin K, loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của xương.
Mặc dù tốt như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn lê:
- Người bị nhiễm lạnh, cảm mạo và người bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa không nên ăn lê. Tính hàn trong lê sẽ làm những triệu chứng này càng thêm trầm trọng.
- Người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau khi sinh, bị thương ngoài da, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng vì sẽ hại đến tỳ vị.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng quả lê:
Thịt ngỗng
Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nước đun sôi
Quả lê không nên dùng chung với nước đun sôi. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê và uống nước đun sôi, một nóng một lạnh sẽ kích thích đường tiêu hóa gây tả.
Củ cải
Quả lê với củ cải thuộc thức ăn thường dùng và có giá trị dinh dưỡng khá cao, nếu ăn chung hai thứ này sẽ làm sưng tuyến giáp trạng.
Rau dền
Trên thực tế nếu ăn rau dền và quả lê trong một bữa sẽ gây nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.