+Aa-
    Zalo

    Lễ Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa thờ cúng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu cha mẹ rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và bắt nguồn từ phong tục Trung Quốc.

    Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu cha mẹ rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và bắt nguồn từ phong tục Trung Quốc.

    Nguồn gốc lễ Vu Lan

    Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

    Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ tích Mục Kiều Liên cứu mẹ.

    Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

    Cũng theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

    Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.

    Ý nghĩa thờ cúng

    Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (từ buổi chiều trở đi) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế. Đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

    Cúng chúng sinh ngoài trời trong lễ Vu Lan.

    Ngoài mâm cúng ông bà tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm cúng ngoài trời gọi là cúng chúng sinh gồm cháo, bỏng, hoa màu luộc cùng gạo, muối, vàng mã (tiền và quần áo chúng sinh)... dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

    Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch), người Việt Nam theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn nên nếu ai có bị tai nạn hay xui xẻo thì thường đổ lỗi cho thời gian này.

    Ăn chay, làm phước, phóng sinh, bố thí là cách mọi người hồi hướng công đức cho cha mẹ đã mất.

    Để giảm bớt những điều không may, mọi người đặt ra nhiều điều kiêng kỵ, cũng như khuyến khích ăn chay tránh sát sinh và tích phúc. Ngoài ra, còn có cúng dường, làm phước, phóng sinh, bố thí để hồi hướng công đức cho cha mẹ đã mất.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-vu-lan-nguon-goc-va-y-nghia-tho-cung-a200390.html
    Sự kiện: Lễ Vu Lan
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan