+Aa-
    Zalo

    Cần lưu ý những điều gì để không bị ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết?

    (ĐS&PL) - Mọi người cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh bị ngộ độc trong những ngày đầu xuân năm mới.

    Chọn mua thực phẩm an toàn

    Nhiều người thường có thói quen mua sắm, tích trữ quá nhiều thực phẩm để sử dụng trong nhiều ngày vào dịp Tết. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản tốt thì những thực phẩm này có thể bị biến chất, gây hại cho sức khỏe.

    Theo các chuyên gia, mọi người chỉ nên mua đủ dùng trong dịp Tết. Ngoài ra, nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, thực phẩm giữ được màu tự nhiên, không có màu sắc, mùi vị lạ, có dấu hiệu ôi thiu hoặc bị mốc.

    Đặc biệt, cần lưu ý khi mua và chế biến các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc như các loại hải sản, rau và hoa quả tươi...

    Các loại hải sản, rau, thịt tươi sống đều có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Ví dụ, thịt lợn, thịt bò sống có thể nhiễm khuẩn salmonella, E.coli, yersinia và nhiều loại vi khuẩn khác.

    Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm

    Trước khi chế biến các món ăn, bạn cần rửa tay sạch sẽ để bảo đảm vi khuẩn từ tay không bị dính lên thực phẩm. Sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác, bạn cũng cần rửa tay thật sạch để đảm bảo sự an toàn cho thức ăn.

    Nếu gặp những vấn đề về nhiễm trùng ở tay thì cần băng bó kỹ trước khi chế biến, tránh để vi trùng từ vết thương ảnh hưởng đến thực phẩm.

    Ngoài ra, bạn lưu ý vệ sinh sạch sẽ bát đũa, thường xuyên thay và rửa lại bằng nước sôi. Thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn nên phải thật cẩn thận và để ý đến những bề mặt dùng để chế biến thực phẩm.

    can luu y nhung dieu gi de khong bi ngoc doc thuc pham trong dip tet
    Thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn để loại bỏ nguy cơ bị ngộ độc. Ảnh minh họa: Báo Chính Phủ

    Chế biến thực phẩm an toàn

    Bạn cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn nguyên liệu khi chế biến thực phẩm. Đồng thời, thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn để loại bỏ nguy cơ bị ngộ độc.

    Muốn biết chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra. Theo các chuyên gia, thức ăn an toàn là khi được nấu chín ở nhiệt độ 60-100 độ C.

    Một số gia đình thường tổ chức ăn lẩu vào dịp Tết. Đây là một món ăn ngon nhưng tiềm tàng nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, khi ăn cần hết sức chú ý, chỉ ăn khi thực phẩm đã chín.

    Mọi loại thực phẩm đều cần được rửa và chế biến từ nguồn nước sạch. Nếu sử dụng đá lạnh trong những ngày Tết, nên làm đá từ nước đun sôi để nguội để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn có hại.

    Ăn thức ăn ngay sau khi nấu

    Việc ăn ngay sau khi nấu giúp tránh những mối nguy hại khi thức ăn để lâu và biến chất. Hãy thực hiện điều này để đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm. Đây là một trong những nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là quan trọng nhất.

    Bảo quản thực phẩm đúng cách

    Mỗi loại thực phẩm lại có một cách bảo quản khác nhau. Nếu muốn phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì bạn cần biết cách bảo quản thực phẩm đúng và an toàn.

    Đối với thực phẩm đã nấu chín, nếu muốn giữ để lại trong khoảng 5 tiếng, thức ăn cần được giữ ở nhiệt độ trên 60 độ C liên tục hoặc đảm bảo lạnh dưới 10 độ C. Lưu ý, không nên cho trẻ em, người cao tuổi… sử dụng thức ăn được đun lại nhiều lần.

    Nếu dùng lại thức ăn cũ, cần phải đun lại thật kỹ nhằm hạn chế tình trạng thức ăn bị biến chất, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và đảm bảo sức khỏe.

    XEM THÊM: Dọn nhà đón Tết, người đàn ông nhập viện cấp cứu vì gặp nạn bất ngờ

    Bên cạnh đó, bạn lưu ý tránh để ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn chín có nguy cơ nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn vì dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín.

    Cẩn thận khi ăn uống bên ngoài

    Nếu ra ngoài dùng bữa, bạn cần lựa  chọn quán ăn, nhà hàng đảm bảo an toàn thực phẩm. Phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu nên đặc biệt thận trọng khi ăn uống bên ngoài.

    Có thể lựa chọn những hàng quán quen, có bếp ăn, sạch sẽ, bát đĩa, đồ dùng được giữ sạch và thức ăn cũng được chế biến cẩn thận.

    Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

    Một số gia đình lựa chọn đi du lịch vào những dịp Tết. Để đảm bảo an toàn sức khỏe và có chuyến đi vui, bạn cần hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là khi du lịch ở những vùng xa xôi, hẻo lánh,... 

    Một số cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch gồm chuẩn bị các loại đồ khô, thực phẩm đóng gói và tiệt trùng, ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn nóng và nấu chín. Bên cạnh đó, nên tránh ăn các loại đồ tươi sống, hạn chế ăn thức ăn đường phố và các loại trái cây bóc vỏ được bày bán sẵn.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-luu-y-nhung-dieu-gi-de-khong-bi-ngo-doc-thuc-pham-trong-dip-tet-a610349.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan