+Aa-
    Zalo

    Bộ GTVT "tước" quyền chủ đầu tư 18 dự án đường sắt vốn "khủng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - 13 dự án của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng 5 dự án của Cục Đường sắt vừa bị Bộ GTVT "tước" quyền chủ đầu tư. Trong số này, có những dự án có số vốn hàng ngàn tỷ đồng.

    (ĐSPL) - 13 dự án của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng 5 dự án của Cục Đường sắt vừa bị Bộ GTVT tước quyền chủ đầu tư. Trong số này có những dự án có số vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

    18 dự án vừa bị Bộ GTVT tước quyền chủ đầu tư

    Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án vừa được Bộ GTVT tước quyền chủ đầu tư.

    Theo tin tức từ báo Vnexpress, Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có quyết định thay chủ đầu tư hàng loạt dự án trọng điểm của ngành đường sắt sử dụng vốn ngân sách và vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đã giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam.

    Theo đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Ban quản lý dự án Đường sắt thuộc Cục Đường sắt sẽ phải tiến hành những công việc cần thiết để bàn giao lại chức năng chủ đầu tư của một loạt dự án lớn đã và sắp triển khai, chuyển về Bộ Giao thông trực tiếp quản lý.

    Trong tổng số 13 công trình dùng vốn ODA chuyển từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ, có 7 trường hợp đang thực hiện, 6 công trình đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đa số các dự án Tổng công ty bị tước quyền làm chủ đầu tư đều có mức vốn hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có dự án lên đến tỷ đôla.

    Trong đó, có dự án đầy tai tiếng trong vụ nhận hối lộ 80 triệu Yên của nhà thầu JTC Nhật Bản. Đó là Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) với mức kinh phí giai đoạn đầu (Giáp Bát-Gia Lâm với chiều dài 15,36km và khu Tổ hợp ga Ngọc Hồi dài 3,85km) gần 19.500 tỷ đồng và tiểu dự án giai đoạn 2a từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5,649 km, có mức đầu tư là 24.825 tỷ. 

    Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, vốn vay ADB+AFD+DGTPE với tổng kinh phí trên 5.760 tỷ đồng.

    Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Vinh - TP HCM, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 1), vốn vay Trung Quốc với tổng mức đầu tư đã vượt con số 2.400 tỷ đồng.

    Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (giai đoạn 1), vốn vay Trung Quốc có tổng mức đầu tư điều chỉnh hơn 2.200 tỷ đồng.

    Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 2), vốn vay Cộng hòa Pháp cũng có mức đầu tư gần 1.100 tỷ.

    Theo thông tin trên báo Dân trí, 6 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bị Bộ GTVT “tước” vai trò chủ đầu tư với Tổng Công ty này, gồm: Cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân, dự kiến vốn vay Nhật Bản. Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM (giai đoạn 2) với 56 cầu, dự kiến vốn vay Nhật Bản. Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Vinh - TPHCM, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 2), vốn vay Trung Quốc. Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (giai đoạn 2), vốn vay Trung Quốc;

    Dự án Cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM, dự kiến vốn vay Trung Quốc. Dự án đường sắt Trảng Bom - Hưng Hòa, bao gồm 2 dự án thành phần vận hành độc lập: Đường sắt Trảng Bom - Dĩ An, đường sắt Dĩ An - Hưng Hòa, dự kiến vốn vay Nhật Bản.

    Đối với 5 dự án do Cục Đường sắt làm chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách được chuyển về trực tiếp cho Bộ GTVT quản lý gồm: 2 dự án đang triển khai là tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh–Hà Đông và dự án Yên Viên–Cái Lân. 3 dự án đang chuẩn bị đầu tư là Sài Gòn–Lộc Ninh, Biên Hòa–Vũng tàu và tuyến đường sắt và Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện.

    Đặc biệt, trong số này có Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc và đang phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thêm 300 triệu USD.

    Dự kiến, Bộ GTVT sẽ sớm sáp nhập Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc Cục ĐSVN) và Ban quản lý các dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty ĐSVN) để chuyển ban này về trực thuộc Bộ GTVT.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gtvt-tuoc-quyen-chu-dau-tu-18-du-an-duong-sat-von-khung-a46772.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan