HIV/AIDS được phát hiện từ khoảng đầu những năm 80 năm của thế kỷ XX và nhanh chóng lan ra toàn cầu và trở thành đại dịch. Tuy nhiên, đến nay HIV đã được coi là diện bệnh mãn tính và có thể điều trị bằng thuốc nhằm ức chế sự phát triển, lây lan của virus, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Thời điểm phát hiện và điều trị bệnh chính là chìa khóa giúp bạn sống hòa bình với căn bệnh này.
Chú ý đến những biểu hiện nhiễm HIV sau 3 tháng để chủ động hơn trong việc, xét nghiệm, thăm khám và điều trị bệnh lý này hiệu quả.
Biểu hiện nhiễm HIV sau 3 tháng
HIV là tên của một loại virus có khả năng gây suy giảm miễn dịch ở người và HIV cũng được dùng để đặt tên cho chính bệnh HIV – một diện bệnh xã hội nguy hiểm, đang trở thành đại dịch, vấn nạn của toàn thế giới ngày nay.
Trên thực tế, bệnh HIV không trực tiếp gây tử vong mà chúng tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch ở người, khi cơ thể không còn khả năng chống đỡ, loại bỏ mầm bệnh sẽ là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội tấn công gây nguy hại đến tính mạng.
Thời gian sống trung bình của một bệnh nhân HIV thường kéo dài trong 10 năm. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối AIDS thì tiên lượng sống của người bệnh không quá 2 năm.
Trong 3 tháng đầu sau khi nhiễm HIV, lượng kháng thể đặc hiệu chống HIV trong cơ thể người nhiễm chưa sinh ra hoặc còn thấp, do đó các xét nghiệm phát hiện kháng thể để chẩn đoán HIV trong máu người nhiễm thường âm tính mặc dù lượng virus trong máu cao. Người bệnh hầu như không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng, cụ thể, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác và nguy hiểm hơn, bản thân người bệnh trở thành nguồn lây nhiễm lúc nào không hay biết.
* Sau 3 tháng, bên cạnh việc tiến hành xét nghiệm, người bệnh có thể nhận biết HIV qua những triệu chứng như sau:
Hội chứng giả cúm: Sốt 38 -40oC hoặc sốt nhẹ thất thường, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy toàn thân, sưng hạch ở một số nơi: cổ, nách…
Phát ban dạng sởi hoặc sẩn đỏ trên da mặt, ngực hoặc tứ chi với đường kính 5-10mm, kéo dài khoảng 5 -8 ngày.
Có thể ngứa nhẹ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, gan, lách to, loét miệng, sinh dục.
Các biểu hiện này sẽ kết thúc sau 1 – 2 tuần, sau đó sẽ “biến mất” trong khoảng 5 – 10 năm. Hầu hết người bệnh tưởng đã khỏi và chủ quan bỏ qua, thực chất HIV đang âm thầm tấn công gây suy giảm hệ miễn dịch.
* Sau 5 – 10 năm, người bệnh sẽ thấy gần như xuất hiện cùng lúc các biểu hiện bất thường như:
- Bệnh lý hạch toàn thân.
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Biểu hiện da, niêm mạc: Phát ban sẩn ngứa, viêm da tuyến bã, Zona (Herpes zoster); viêm loét miệng tái diễn, nấm candida miệng, âm đạo, bạch sản dạng lông ở miệng.
Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
Nhiễm trùng hô hấp tái phát nhiều lần.
Sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ lý do.
Lao phổi.
Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu.
* Giai đoạn cuối AIDS cũng là thời điểm virus tiêu diệt được phần lớn tến bào đảm nhiệm miễn dịch ở người và triệu chứng của bệnh thường là các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội và các khối u, bao gồm:
Hội chứng suy mòn: Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thế, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc/và tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
Các nhiễm trùng cơ hội: viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP), nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma não, lao ngoài phổi, nhiễm khuẩn huyết …
Các bệnh lý khối u lympho, Kaposi sarcoma.
Nên làm gì khi có biểu hiện nhiễm HIV sau 3 tháng?
Như trên đã chia sẻ, virus HIV không trực tiếp gây tử vong ở người mà chúng khiến các tế bào đảm nhiệm chức năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho các bệnh lý khác tấn công.
Đó là lý do giải thích vì sao bệnh HIV/AIDS thường không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng mà giống như nhiễm các loại virus, bệnh lý khác.
Nếu trước đó bạn từng tiêm chích ma túy, từng có quan hệ không an toàn với các đối tượng có đời sống tình dục phóng khoáng,…nhất là cơ thể có biểu hiện nhiễm HIV sau 3 tháng, hãy trực tiếp đến các cơ sở chuyên khoa để được tiến hành làm xét nghiệm, cũng như điều trị dự phòng bằng thuốc ARV sớm. Cụ thể như sau:
Lần 1: 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ nhiễm HIV.
Lần 2: Cách 3 tháng sau khi xét nghiệm lần 1 và không có bất cứ hành vi nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
Đối với trẻ sơ sinh thì xét nghiệm sẽ thực hiện xét nghiệm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Đến nay, HIV/AIDS được coi là bệnh mãn tính và người bệnh phải chấp nhận sống chung với căn bệnh này cả đời. Bệnh không thể chữa khỏi, cũng chưa có vacxin phòng ngừa, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của bản thân và bạn tình nếu thực hiện một số lưu ý sau:
+ Dừng các hành vi quan hệ tình dục dưới mọi hình thức, có ý thức chủ động phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sang những người xung quanh.
+ Trao đổi thẳng thắn với gia đình để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sinh hoạt chung.
+ Nếu quan hệ với chồng/ bạn tình sau khi có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV thì những người này cũng nên được làm xét nghiệm.
+ Chú ý duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng, tuân thủ phác đồ điều trị ARV từ bác sĩ,…sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, mạnh khỏe, tiết kiệm chi phí điều trị. Đây cũng là cách bạn bảo vệ chính mình và những người thân.
* Nếu bản thân bạn đang có những triệu chứng như phần đầu chúng tôi vừa chia sẻ, có thể tìm đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để tiến hành làm xét nghiệm. Với những nền tảng vượt trội về thiết bị, điều kiện xét nghiệm, đội ngũ kỹ thuật viên,....phòng khám sẽ giúp bạn biết được kết quả chẩn đoán nhanh chóng, chính xác, hoàn toàn bảo mật thông tin.
Với những chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin đầy đủ, chính xác về biểu hiện nhiễm HIV sau 3 tháng. Mọi thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ Hotline: 03.59.56.52.52 chat Tại Đây để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng.
Nguyễn Trang