+Aa-
    Zalo

    Xét nghiệm HIV sau 2 tháng có chính xác không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với sự phát triển mạnh mẽ từ các phương pháp thực hiện cho đến trang thiết bị y tế được ra đời, đảm bảo sẽ mang lại kết quả xét nghiệm HIV nhanh chóng và chính xác nhất.

    Với sự phát triển mạnh mẽ từ các phương pháp thực hiện cho đến trang thiết bị y tế được ra đời, đảm bảo sẽ mang lại kết quả xét nghiệm HIV nhanh chóng và chính xác nhất. 

    Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm HIV đúng hay sai lại phụ thuộc vào rất nhiều cơ sở khác nhau, trong đó thời gian là yếu tố quan trọng hơn cả. Vì thế, rất nhiều người băn khoăn liệu xét nghiệm HIV sau 2 tháng có chính xác không? Nếu thắc mắc của bạn cũng rơi vào khoảng thời gian này, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.

    Xét nghiệm hiv sau 2 tháng có chính xác không?

    HIV là tên một loại virus gây ra suy giảm và phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể con người. Khi con người bị nhiễm HIV, thì sẽ không có khả năng chống lại bệnh tật, người bệnh sẽ bị suy yếu và không thể phòng tránh được những tác nhân gây ra những bệnh khác.

    Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật y khoa nhằm tìm ra kháng thể kháng virus HIV (nếu có). Vì vậy, việc xét nghiệm đòi hỏi cơ thể phải có thời gian đủ để sản sinh kháng thể – khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, kéo dài từ 3 – 6 tháng. 

    Tuy nhiên, tính từ thời gian xảy ra hành động có nguy cơ truyền nhiễm như: quan hệ tình dục, tiếp xúc qua vết thương, truyền máu... cơ thể chúng ta cần ít nhất 2 tháng để tạo ra kháng thể kháng virus HIV. Thậm chí, có những người cần đến 6 tháng mới tạo ra kháng thể và khoảng thời gian này thường được gọi là “giai đoạn cửa sổ”. 

    Vậy nên, nếu thực hiện xét nghiệm HIV sau 2 tháng, thường sẽ cho kết quả chính xác khoảng 80% nên các bác sĩ thường căn cứ vào nhiều yếu tố như: con đường nhiễm bệnh, mức độ và sức đề kháng của mỗi người... để tư vấn nên làm xét nghiệm HIV vào thời gian nào sẽ cho kết quả chính xác nhất. 

    Do đó, để đảm bảo có kết quả xét nghiệm HIV chính xác nhất, bạn cần lưu ý thực hiện:

    • Xét nghiệm lần 1: Sau 3 tháng từ khi có hành vi nguy cơ bị nhiễm bệnh.

    • Xét nghiệm lần 2: 3 tháng sau sau khi làm xét nghiệm lần 1 và không có hành vi nguy cơ nào trong khoảng thời gian này.

    Hơn nữa, do tính chất diễn biến “âm thầm” của loại virus này, nên các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo với tất cả mọi người, nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa khi có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh. Giúp bạn chủ động hơn trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và sống có ích cho gia đình và cộng đồng.

    Các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến hiện nay?

    Hiện có 2 loại xét nghiệm phổ biến bao gồm: 

    • Xét nghiệm tìm ra sự hiện diện của kháng thể kháng virus HIV: Thường sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot…

    • Dạng xét nghiệm nhằm tìm ra chính bản thân virus HIV: Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên có chứa virus hoặc các thành phần của virus HIV. Hay còn goi là PCR. PCR thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV.

    Kết quả xét nghiệm HIV cho biết điều gì?

    Thông thường sẽ có 3 dạng kết quả xét nghiệm HIV, đó là: Âm tính, dương tính và không xác định.

    - Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính: Cho thấy khả năng bạn không mắc bệnh, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chắc chắn 100% bạn không bị virus HIV xâm nhập. 

    Bởi ở một số trường hợp tiến hành làm xét nghiệm trước giai đoạn cửa sổ, tức chưa đủ thời gian để cơ thể sản sinh ra kháng thể kháng virus nên cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Và bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, chỉ định lại thời gian làm xét nghiệm.

    - Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính: Cho thấy cơ thể bạn đã bị virus HIV xâm nhập. Tuy nhiên bạn cần giữ vững tâm lý và nên lắng nghe bác sĩ giải đáp và tư vấn để nhận lời khuyên, phương pháp kìm hãm sự phát triển của virus. Thực hiện các xét nghiệm quan trọng khác theo sự tư vấn của bác sĩ.

    - Nếu kết quả xét nghiệm HIV không xác định: Trường hợp này có thể xảy ra do người khám đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, hoặc do bạn đang dùng một số loại thuốc nào đó gây ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không cho ra được kết quả xét nghiệm HIV rõ ràng. 

    Những trường hợp này, sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm lại để xác định chính xác có nhiễm HIV hay không?

    Địa chỉ thực hiện xét nghiệm HIV uy tín, kín đáo nhất tại Hà Nội?

    Khi có nhu cầu thực hiện xét nghiệm HIV, hầu hết mọi người đều lo sợ, không muốn các cơ sở y tế đông người như tại các bệnh viện công lập, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, mất thời gian chờ đợi lâu... 

    Thấu hiểu được điều đó, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi ra đời với sự nỗ lực không ngừng, nhằm khắc phục hiệu quả các tồn đọng tại bệnh viện công và trở thành điểm đến tin cậy, kín đáo cho tất cả mọi người có nhu cầu tầm soát bệnh xã hội cũng như thực hiện xét nghiệm HIV.

    Tại đây, quy trình thực hiện xét nghiệm HIV được diễn ra nghiêm ngặt trong phòng xét nghiệm riêng biệt, do các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, chuyên môn sâu trực tiếp lấy mẫu và phân tích thông qua hệ thống máy móc tự động, đảm bảo cho kết quả nhanh chón, chính xác nhất.

    Đặc biệt, sau khi có kết quả, bạn còn được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp giải thích và tư vấn về các phương pháp phòng ngừa an toàn.

    Nếu lỡ có nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ bản thân có các triệu chứng bất thường. Đừng chủ quan bỏ lỡ cơ hội tầm soát bệnh sớm. Bên cạnh đó thực hiện một chế độ sinh hoạt an toàn, hợp lý, tình dục an toàn, thủy chung... sẽ là cách giúp bạn có một cuộc sống lành mạnh nhất.

    Hy vọng, với những thông tin được cung cấp bởi các bác sĩ phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thời gian xét nghiệm HIV cũng như xét nghiệm HIV sau 2 tháng có chính xác không? Để được đặt lịch thăm khám miễn phí, vui lòng chat trực tuyến tại đây hoặc gọi tới Hotline: 03.59.56.52.52 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.

    Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xet-nghiem-hiv-sau-2-thang-co-chinh-xac-khong-a292324.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan