+Aa-
    Zalo

    Bảo hiểm thất nghiệp - “Phao cứu sinh” kết nối thị trường lao động

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến thị trường lao động phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức rất cao.

    “Phao cứu sinh” điều tiết, quản trị thị trường lao động

    Những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đã làm cơ cấu lao động bị đảo chiều. Trong hoàn cảnh đó, bảo hiểm thất nghiệp là một trong những giải pháp để cân bằng cơ cấu ngành nghề khi những chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp là giải pháp cho đào tạo việc làm chất lượng, phát triển kinh tế số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

    Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, đó lại là “cơ hội”, “mảnh đất tốt” gieo những mầm sống có khát vọng mãnh liệt, vươn lên trong thử thách khó khăn.

    Nhận định về những tác động của Covid-19 đến lao động - việc làm, ông Lê Quang Trung (nguyên Cục trưởng cục Việc làm) cho biết, đây là lần thứ tư dịch bệnh bùng phát và nước ta và tác động trực tiếp vào các khu công nghiệp, người lao động. Vì thế, nếu không cẩn thận sẽ đứt gẫy chuỗi sản xuất.

    Theo thống kê, trên thế giới có 1/6 số lượng thanh niên phải ngừng việc kéo theo thu nhập giảm. Trong nước, dịch bệnh cũng tác động trực tiếp đế 28,2 triệu lao động, gần 400.000 doanh nghiệp.

    Tác động bởi dịch bệnh không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, tác động đến tuyển dụng, đào tạo, thị trường, con người…

    Riêng năm 2020, người xin việc hơn 1 triệu người. Trong đó, có nhiều ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thế, bảo hiểm thất nghiệp được coi là “phao cứu sinh” cho người lao động và cũng có chức năng điều tiết, quản trị thị trường lao động.

    a17

    Dịch Covid-19 khiến nhiều lao động mất việc.

    Dự báo về việc làm thời gian tới, ông Trung cho rằng, thời gian qua thị trường lao động có chuyển biến tích cực, chuyển dịch từ nông thôn sang khu vực sang thành thị; chuyển từ lao động thủ công sang lao động trình độ.

    Năm 2022 và 2023, nền kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, dù khả năng cuối năm 2022 dịch đỡ hơn, thị trường lao động sẽ tích cực hơn. Dự báo nhóm ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, thực phẩm và công nghệ số. Ba nhóm ngành này những năm tới sẽ phát triển mạnh.

    Vì vậy, các bạn thanh niên tận dụng cơ hội của mình, nâng cao trình độ để giữ chỗ hay thăng tiến trong nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, nếu chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng trang bị cho mình các kiến thức ngành nghề có xu hướng, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị hành trang đi vào thị trường lao động.

    Thông tin thêm về chính sách hỗ trợ người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ông Trần Tuấn Tú (Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp - cục Việc làm) cho biết, người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan BHXH), không bao gồm các trường hợp như: người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    a18

    Bảo hiểm thất nghiệp được xem là “phao cứu sinh” cho người lao động trong giai đoạn này.

    “Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đvị sự nghiệp công do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên” - ông Tú cho biết thêm.

     “Điểm tựa” trao cơ hội nghề nghiệp mới cho người lao động

    Liên quan đến giải pháp hỗ trợ người lao động học nghề từ nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp, ông Trung cho biết, giải pháp chủ đạo là về phía người học nghề - đây cũng được coi là giải pháp đột phá. Người học nghề phải tự tìm hiều về các nghề thị trường lao động đang cần và các trung tâm đào tạo nghề tốt; phải đánh giá bản thân mình, năng lực, mong muốn, hoàn cảnh… để học nghề cho đúng.

    Đối với người sử dụng lao động cần quan tâm tuyển người được đào tạo phù hợp với công việc mình cần, phải có chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho họ thăng tiến.

    Đối với doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến đào tạo nghề; đầu tư, tận dụng ưu điểm trong bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nghề miễn phí. Muốn đào tạo tốt, doanh nghiệp với cở sở đào tạo nghề phải phối hợp chặt chẽ, đồng thời trung tâm giới thiệu việc làm phải tư vấn, hướng dẫn cho người lao động.

    Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khó lường như hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là trợ cấp mà còn trao cho cơ hội mới về nghề nghiệp; thật sự trở thành điểm tựa của người lao động và người sử dụng lao động, được các ngành, các cấp và xã hội đánh giá cao.

    a19

    Bảo hiểm thất nghiệp mở ra cơ hội nghề nghiệp mới cho người lao động.

    Đồng thời đây cũng chính là “phao cứu sinh” cho việc ổn định cuộc sống, là bàn đạp để người lao động có thể quay lại thị trường lao động sớm nhất và hiệu quả nhất. “Do ảnh hưởng của dịch bệnh, số người thất nghiệp, mất việc làm rất lớn. Tuy nhiên, số doanh nghiệp thành lập mới và số lao động quay trở lại làm việc thời gian gần đây đã tốt hơn.

    Với chính sách bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí và số lượng người cần tư vấn rất lớn. Trong 11 tháng năm 2021, có trên 1,64 triệu lượt người được tư vấn, tìm việc làm miễn phí qua kênh bảo hiểm thất nghiệp” - vị Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp thông tin thêm.

    Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ học nghề gì?

    Do các ngành nghề vào thời buổi công nghệ hóa bây giờ là rất nhiều và rất đa dạng nên đó câu hỏi của rất nhiều người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp băn khoăn.

    Hiện nay, Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể nghề được hỗ trợ mà chỉ quy định về các điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ học nghề và trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    Do đó bất kể nghề nào thuộc danh mục nghề theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp thì người lao động đều được hỗ trợ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Nếu người lao động muốn hỗ trợ học lái xe cho người thất nghiệp hoặc các nghề tương tự như cắt tóc, thợ may,… thì nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ nêu dưới đây thì vẫn được hưởng. Nếu có hồ sơ và thủ tục theo đúng quy định của pháp luật thì không những bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ học nghề lái xe và các ngành nghề khác mà còn hỗ trợ tìm kiếm công việc tạo cơ hội việc làm cho người lao động.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-hiem-that-nghiep-phao-cuu-sinh-ket-noi-thi-truong-lao-dong-a554810.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHXH, BHYT toàn dân

    Đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHXH, BHYT toàn dân

    Hoạt động thiện nguyện trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT, giúp ngày càng có nhiều người dân, nhất là những người yếu thế được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, qua đó góp phần đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHXH, BHYT toàn dân.