Để sở hữu vòng eo con kiến và diện những bộ váy xinh đẹp bạn cần kiểm soát chế độ ăn của mình, đặc biệt là đồ ăn có đường.
Đồ ăn có đường là thủ phạm hàng đầu khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị bệnh như tiểu đường, những người cần giảm lượng đường ăn vào. Ngay cả đối với người không mắc bệnh tiểu đường, thì ăn nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh mạn tính khác.
Vậy làm thế nào để kiểm soát cơn “thèm ngọt”, kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, hãy tham khảo 5 phương pháp do các bác sĩ đưa ra dưới đây:
1. Uống nhiều nước
Nghiên cứu đã chứng minh rằng một trong những nguyên nhân chính của việc thèm ăn ngọt (đặc biệt là ở những người trên 40 hoặc 45 tuổi) là tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, thời điểm bạn thấy mình thèm muốn một cái gì đó ngọt, hãy uống một, hai ly nước. Điều này sẽ không chỉ giúp giảm bớt thèm ngọt mà còn khiến bạn cảm thấy no trong giây lát.
Có thể uống 1 cốc nước lọc khi thèm đồ ngọt. Ảnh minh họa |
Bằng cách đó, ngay cả khi bạn ăn một số thức ăn ngọt sau đó, lượng thức ăn ngọt vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với kích thước phần bình thường. Đây cũng là một phương pháp chăm sóc răng.
2. Ngủ
Nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa thói quen ngủ không đúng và các cơn thèm ăn đồ ngọt. Điều quan trọng là phải hiểu rằng có ít hơn 6 đến 7 giờ ngủ sẽ gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và gây khó chịu.
Thiếu ngủ sẽ thôi thúc việc nạp đường. Ảnh minh họa |
Đương nhiên, thiếu ngủ sẽ dẫn đến cơ thể cố gắng bù đắp theo cách có thể. Một trong những cách phổ biến nhất của cơ thể là sự thôi thúc thèm thức ăn có đường.
3. “Kết thân” với thức ăn có chỉ số đường thấp
Để tránh những cơn thèm ngọt, bạn nên tận dụng những thức ăn có chỉ số đường thấp để duy trì ổn định nồng độ glucozo trong máu lâu hơn, chẳng hạn như trái cây (trừ chuối), rau xanh, sữa chua, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, các loại đậu (đậu nành, đậu trắng, đậu đỏ), sôcôla đen…
Các loại hạt đậu chứa lượng đường thấp tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa |
Ngược lại, cần giảm và tránh những thức ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh kẹo, mứt, khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng…
4. “Lợi dụng” protein
Sử dụng protein từ thịt, cá để hạn chế sự tiêu thụ các sản phẩm chứa đường. Ảnh minh họa |
Thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng đạt tới cảm giác no miệng trong một thời gian dài. Lý tưởng nhất là tiêu thụ các nguồn protein trên vào bữa sáng và bữa trưa để tránh sự “quấy rầy” của bữa ăn phụ vào buổi chiều. Hơn thế nữa, protein cũng có chức năng “doping” cho não của bạn giống như gluxit từ đường.
5. Kiểm soát cảm xúc
Đường có khả năng kích thích não bộ tiết hóc môn hạnh phúc - serotonie. Chính vì thế, khi bị stress trong công việc, có chuyện buồn hay sự “xuống cấp” tinh thần trong mùa đông, người ta thường tìm đến đồ ngọt để cân bằng cảm xúc.
Thiền để kiểm soát cảm xúc. Ảnh minh họa |
Để tránh rơi vào hoàn cảnh này, hãy học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Một vài thói quen hay động tác đơn giản để bạn vượt qua nhu cầu giải tỏa tâm lý qua đồ ngọt như một bài thiền tập hít thở sâu, luyện tập đều đặn một môn thể thao hoặc đơn giản là uống một cốc nước lọc thật to mỗi khi bạn sắp cáu kỉnh.
Bích Nga (T/h)