+Aa-
Zalo

10 năm không bảo hiểm, không phụ cấp...47 giảng viên kêu cứu

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) - 10 năm, 7 lần ký hợp đồng, không nâng lương, không bảo hiểm, không phụ cấp... bỏ nghề thì không đành lòng, 47 giảng viên trường Cao đẳng nghề Bắc Giang cầu cứu...

(ĐSPL) - Hơn 10 năm nay, 47 cán bộ giảng viên trường Cao đẳng nghề Bắc Giang (Phố Cốc, Dĩnh Trì, Bắc Giang) vẫn không được hưởng đầy đủ các chế độ về bảo hiểm, phụ cấp, mức lương tối thiểu vùng của một giảng viên.
7 năm...7 hợp đồng, lương "một cục", không bảo hiểm
Clip: Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang kêu cứu.
Anh Nguyễn Công Thêm, giảng viên khoa Công nghệ ô tô trường Cao đẳng nghề Bắc Giang cho biết: Các thầy cô trong trường đang rất bức xúc về việc lãnh đạo nhà trường không thực hiện đầy đủ các quy định về việc ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm, trả phụ cấp và nâng bậc lương cho 47 cán bộ giảng viên đang công tác tại trường.
Những giảng viên này đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh đạo nhà trường nhưng vẫn không được giải quyết. Không còn cách nào khác, các giáo viên nhà trường đành phải làm đơn cầu cứu các cơ quan chức năng và báo chí để mong giải quyết vấn đề đã tồn tại hơn 10 năm ở trường.
“Tôi đã công tác tại trường Cao đẳng nghề Bắc Giang từ tháng 10/2005 đến nay và được nhà trường ký hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng từ năm 2007. Mỗi năm ký 1 lần, tổng số lần ký hợp đồng là 7 lần. Hiện nay lương của tôi theo hệ bậc 1 Đại học 2,4 triệu đồng, không có phụ cấp, không được nâng lương và thưởng lễ tết chỉ bằng 70\%  thưởng của giáo viên biên chế”, anh Thêm bức xúc.
47 giảng viên kêu cứu vì quy định riêng của trường?
Giảng viên Nguyễn Công Thêm, giáo viên Khoa Công nghệ ôtô.
Hiện nay 47 cán bộ, giáo viên của trường vẫn phải liên tục năm này qua năm khác ký hợp đồng 3 tháng và 12 tháng, đặc biệt có nhiều thầy cô đã 10 năm nay vẫn cứ ký hợp đồng như vậy.
10 năm không tăng lương... thầy giáo đi làm thuê
Chị Trần Thị Liên (SN 1975) giảng viên khoa Địa đã công tác gần 10 năm tại trường (từ năm 2005 đến nay) nhưng vẫn phải chịu cảnh ký hết hợp đồng ngắn hạn này đến hợp đồng khác. "Từ sau năm 2009 chị và các giáo viên không được xét nâng bậc lương, đến tháng 3/2013 thì bị cắt luôn phụ cấp dành cho giáo viên”, Chị Liên chia sẻ.
Đối với những giáo viên ký hợp đồng 3 tháng/lần thì còn không được đóng bất kỳ một loại bảo hiểm nào. Và mức lương với người có bằng Đại học là 1,2 triệu đồng thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng quy định.
Đối với 27 cán bộ, giáo viên ký hợp đồng 12 tháng/lần thì không có phụ cấp đứng lớp, không được nâng bậc lương. Vấn đề này, nhiều lần đã được các giáo viên trong trường đưa ra trong các cuộc đại hội mỗi năm nhưng vẫn không được lãnh đạo nhà trường xem xét, giải quyết.
47 giảng viên kêu cứu vì quy định riêng của trường?
Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang nằm trên địa bàn xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự còn có các giảng viên Đào Tiến Đại, Ngô Minh Tuấn, anh Nguyễn Văn Nghĩa... Trong đó, anh Ngô Minh Tuấn trước là cán bộ điện nước của trường công tác từ năm 2007, đến năm 2011 anh đã quyết định bỏ ra ngoài làm thuê trong một cơ sở y tế ở huyện Tân Yên.
“Lương thấp quá, lại không có bảo hiểm, không có phụ cấp, bố tôi lại có bệnh, mức lương không đủ tri trả cho sinh hoạt gia đình nên tôi buộc phải nghỉ làm.” Anh Tuấn cho biết.
Còn anh Nguyễn Văn Nghĩa (sinh năm 1983) trước là giáo viên Khoa Địa, giờ làm trong một công ty điện tử ở huyện Việt Yên, anh nghỉ việc năm 2010 sau 3 năm công tác ký hợp đồng 3 tháng/lần.
Cùng cực một số giáo viên đã phải bỏ trường ra ngoài làm như anh Đào Tiến Đại, trước là giáo viên Khoa Cơ khí. Mặc dù đã công tác hơn 6 năm ở trường (từ năm 2004 đến năm 2010) nhưng anh vẫn không được đóng bảo hiểm, không được tăng lương và phải ký hợp đồng tận 15 lần.
“Lương ăn theo tiết dậy, với 11 nghìn đồng/1tiết. Thu nhập trung bình của tôi năm 2010 là 1,7 triệu đồng. Với thu nhập như vậy, không đủ trang trải cuộc sống nên tôi quyết định ra ngoài”, anh Đại chia sẻ.
Những giáo viên còn ở lại trường cho biết "Dù xảy ra chuyện như vậy, nhưng chúng tôi vẫn muốn làm việc, vẫn tâm huyết với nghề vì đã mất công làm chục năm rồi, giờ biết bỏ đi đâu”?!
Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục đưa thông tin đến bạn đọc.
Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo Quyết định số 255/QĐ-BLĐTB&XH ngày 15 tháng 2 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Kỹ thuật - Dạy nghề Bắc Giang.
Hiện nay, đã có 110 cán bộ giáo viên, trong đó có 11 người có trình độ Thạc sỹ (10,3\%); 86 giáo viên trình độ Đại học (80,4\%); 02 giáo viên có trình độ Cao đẳng (1,8\%), trường được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy cân bơm cao áp, máy hàn tíc, hàn max, máy tiện vạn năng điều khiển  CNC...
Nguồn: website Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-nam-khong-bao-hiem-khong-phu-cap47-giang-vien-keu-cuu-a28328.html
Đà Nẵng: Hiệu trưởng Trần Cao Vân gằn giọng, phủ đầu báo chí

Đà Nẵng: Hiệu trưởng Trần Cao Vân gằn giọng, phủ đầu báo chí

"Tôi mới luân chuyển về trường này từ ngày 1/8. Công việc của tôi trước hết là mình ổn định cái chỗ ngồi của mình cho nó đảm bảo, sau đó bắt đầu tập trung vô ổn định các tổ chức của nhà trường!" - bà Vương Thị Vân đã nói về mình như thế sau những phút "tiếp cận" khá căng thẳng với PV các báo.

Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Đà Nẵng: Hiệu trưởng Trần Cao Vân gằn giọng, phủ đầu báo chí

Đà Nẵng: Hiệu trưởng Trần Cao Vân gằn giọng, phủ đầu báo chí

"Tôi mới luân chuyển về trường này từ ngày 1/8. Công việc của tôi trước hết là mình ổn định cái chỗ ngồi của mình cho nó đảm bảo, sau đó bắt đầu tập trung vô ổn định các tổ chức của nhà trường!" - bà Vương Thị Vân đã nói về mình như thế sau những phút "tiếp cận" khá căng thẳng với PV các báo.

Tiến sĩ bị “phản pháo” vì tố cáo sai phạm?

Tiến sĩ bị “phản pháo” vì tố cáo sai phạm?

Sau khi tố cáo tiêu cực, TS Thành đã bị “phản pháo” bằng hàng loạt đơn từ các viện, công đoàn các viện, bộ môn, tỏ thái độ bức xúc đề nghị Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường phải xử lý kỷ luật TS Thành.

Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày