+Aa-
    Zalo

    Xuân bình yên ở miền biên viễn xứ Thanh

    (ĐS&PL) - Đồng bào vùng biên, núi cao xứ Thanh phấn khởi đón cái Tết vui hơn, an toàn hơn khi có cán bộ công an xã chính quy về với bản.

    Là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, bản Son nằm cheo leo trên triền núi của miền sơn cước huyện biên giới Quan Sơn của Thanh Hóa. Từ trung tâm bản Son cuốc bộ khoảng nửa ngày đường rừng là có thể sang bên nước bạn Lào.

    a1 1
    Trụ sở Công an xã Na Mèo.

    Bao đời nay, người dân nơi đây vốn sống thầm lặng, sinh kế của họ chủ yếu gắn liền với việc đi rừng khai thác cây tre, cây nứa, canh tác một khoảnh ruộng nhỏ, thỉnh thoảng săn bắt các loại chuột rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, thanh niên đai làm ăn xa cái tốt được đưa về và không ít cái xấu đang dần len lỏi vào nơi vùng biên viễn này. “Bản mình có khoảng hơn 60 hộ, mấy năm nay có các cán bộ công an ở trên về bản ăn Tết cùng vui lắm. Ở bản có mấy thanh niên nghiện hút, trộm cắp vặt. Các chú công an tuyên truyền, đưa đi cai nghiện nên an nin h trật tự được đảm bảo”, anh Vi Văn Mừng, Trưởng bản Son mộc mạc nói.

    Tâm sự với chúng tôi, Đại úy Phạm Văn Hợp, Trưởng Công an xã Na Mèo cho biết, trước đây, khi anh em công an chính quy chưa về xã, các lực lượng bán chuyên trách thường là người cùng làng cùng bản, năng lực chuyên môn còn hạn chế, người dân chưa theo, vì vậy công tác chuyên môn cũng như việc tuyên truyền pháp luật khó khăn bởi những văn hóa đặc thù của đồng bào. “Anh em về bám xã bám bản cũng được hơn 2 năm, khi thấy mình làm, thường xuyên tuần tra nắm bắt, quan tâm nhắc nhở, thậm chí xử phạt răn đe thì dần dần đồng bào cũng có nhận thức, tin tưởng và chấp hành pháp luật tốt hơn”, Đại úy Hợp chia sẻ.

    a2 1
    Đại úy Hợp nắm tình hình với Trưởng bản Son Vi Văn Mừng (áo xanh).

    Với 5 anh em cán bộ chiến sĩ phụ trách địa bàn rộng 9 bản nằm rải rác ở vùng núi heo hút, quản lý hơn 4.000 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc, trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm tới hơn 80%, còn lại là đồng bào người Mông với những nét văn hóa, sinh hoạt đặc thù quả không dễ dàng gì. “Việc tiếp cận với bà con ở đây khác đôi chút theo văn hóa của đồng bào, ở đây bà con ngày đi vào rừng vào rẫy rất xa tối mới về, nên nhiều khi muốn tuyên truyền gặp gỡ phải lựa ngày mưa hoặc buổi tối. Trong khi đó địa bàn xa, lực lượng mỏng nhưng với trách nhiệm công tác, anh em vẫn cố gắng từng bước khắc phục khó khăn đảm bảo hoản thành nhiệm vụ”, Trung tá Hợp thông tin.

    Trao đổi với PV Đời sống và Pháp luật, Thượng tá Sùng Văn Chứ, Phó trưởng Công an huyện Quan Sơn cho biết, với tính chất khó khăn là huyện miền núi lại có đường biên giới với nước bạn Lào, nên anh em vừa phải đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, vừa nắm bắt tình hình một số hoạt động tội phạm có nguy cơ xâm nhập qua các khu vực giáp ranh.

    “Nhiệm vụ của anh em là rất lớn, phải một lúc đảm bảo nhiều công việc, trong khi cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, địa bàn rộng đi lại khó khăn. Như đồng chí Trưởng Công an xã Na Mèo, nhà ở dưới xuôi mỗi khi về thăm vợ con phải đi lại quãng đường hơn 200 cây số, tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp chính quyền cùng sự đùm bọc của đồng bào, anh em vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”, Thượng tá Sùng Văn Chứ chia sẻ. 

    Việt Phương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuan-binh-yen-o-mien-bien-vien-xu-thanh-a563045.html
    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    Mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

    Phú Thọ: Lan tỏa ngày hội bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc

    Phú Thọ: Lan tỏa ngày hội bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc

    Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV tại Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ đã giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá tới các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng lợi thế của các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.