+Aa-
Zalo

Viện Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Đại học Mỏ - Địa chất

  • DSPL

(ĐS&PL) - Ngày 15/5/2020, tại Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong nghiên cứu khoa học và hợp tác....

Ngày 15/5/2020, tại Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn lực... TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng VPI và GS.TS. Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng HUMG đã đại diện hai bên ký kết thỏa thuận quan trọng này.

Theo Thỏa thuận này, VPI và HUMG sẽ hợp tác xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng và lĩnh vực địa chất, khai thác khoáng sản nói chung; tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác với trường/viện nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ, nhà cung cấp bản quyền uy tín trên thế giới. Hai bên sẽ thành lập các nhóm nghiên cứu chung định hướng chuyên sâu về nghiên cứu địa chất cơ bản, giải pháp nâng cao hệ số thu hồi, cơ lý đất đá, phát triển các phần mềm dầu khí…

Trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn lực, VPI và HUMG sẽ phối hợp xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo phù hợp với tình hình phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và thế giới; xây dựng dữ liệu chuyên gia; biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu nghiên cứu và giảng dạy… Hai bên sẽ hợp tác xây dựng và triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn mang thương hiệu độc quyền VPI - HUMG, gắn đào tạo với thực tế ứng dụng; khai thác sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên, chuyên gia, cơ sở vật chất và trang thiết bị…

Trong thời gian qua qua, VPI và HUMG đã có những hợp tác nghiên cứu như: xây dựng bộ công cụ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đánh giá phân tích, liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan và số liệu khai thác để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác mỏ khí condensate Hải Thạch - Mộc Tinh; nghiên cứu chế tạo hệ gel bền nhiệt ngăn cách nước trong vỉa cát kết nhằm tăng năng suất khai thác dầu; minh giải dữ liệu địa chấn 3D, tính toán trữ lượng tiềm năng và trữ lượng phát hiện tại một số cấu tạo tại bể Nam Côn Sơn...

Phát biểu tại Lễ ký, TS. Nguyễn Quốc Thập - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đánh giá cao, ủng hộ VPI và HUMG thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác đã ký kết. Lãnh đạo PVN đề nghị 2 đơn vị triển khai các nghiên cứu, giải pháp cụ thể để phát huy thế mạnh và chia sẻ các thách thức của ngành Dầu khí trong bối cảnh mới.

TS. Nguyễn Anh Đức - Viện trưởng VPI cho biết Thỏa thuận hợp tác này là bước khởi đầu cho sự hợp tác lâu dài giữa VPI và HUMG. Trước xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Viện trưởng VPI mong muốn các chuyên gia, giảng viên, sinh viên của HUMG sẽ có được góc nhìn mới, đề xuất ý tưởng mới, cung cấp giải pháp mới cho ngành Dầu khí Việt Nam. Sau lễ ký này, VPI và HUMG sẽ triển khai các nghiên cứu cụ thể trong các lĩnh vực: tìm kiếm thăm dò (đánh giá lại tiềm năng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam), khai thác dầu khí (các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu), đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu dầu khí…

GS.TS. Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng HUMG cho rằng tiềm năng khoa học công nghệ, số liệu, chất xám trong thời gian qua chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ hoạt động đào tạo của HUMG; nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, sản xuất của VPI. GS.TS. Trần Thanh Hải mong muốn trong thời gian tới VPI và HUMG sẽ có các đề xuất, đề án, hoạt động được triển khai mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả, liên tục để giải quyết các vấn đề cụ thể, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, triển khai công nghệ...

Được thành lập năm 1978, các kết quả nghiên cứu khoa học của VPI là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, quyết định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và tư vấn cho Nhà nước trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, an toàn môi trường và kinh tế quản lý dầu khí… VPI đặt mục tiêu trở thành hạt nhân đổi mới sáng tạo, nơi hội tụ trí tuệ thế giới để tạo giá trị khoa học công nghệ cho ngành Dầu khí Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập năm 1966, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học trái đất - mỏ và các lĩnh vực khoa học khác. Đại học Mỏ - Địa chất đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm đào tạo kỹ thuật đa ngành định hướng nghiên cứu kết hợp ứng dụng chất lượng cao và có uy tín trong nước, khu vực.  

Linh Chi

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vien-dau-khi-viet-nam-ky-thoa-thuan-hop-tac-toan-dien-voi-dai-hoc-mo---dia-chat-a323580.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 03/01/2025

Nước lá bàng có một số tác dụng đối với sức khỏe nhưng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh uống quá nhiều.

Nổi bật trong ngày
Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 03/01/2025

Nước lá bàng có một số tác dụng đối với sức khỏe nhưng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh uống quá nhiều.

Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025

Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025

Kinh doanh12:30 03/01/2025

Trong bài viết thú vị gợi ý những điểm đến cho 12 con giáp vào năm 2025, tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure của Mỹ đã lựa chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý, với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và những trải nghiệm độc đáo, hứa hẹn là lựa chọn hoàn hảo cho mọi du khách.