+Aa-
    Zalo

    Vì sao ngồi sát bên nhưng muỗi chỉ đốt bạn mà không đốt người kia?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không ít người thắc mắc vì sao muỗi lại chỉ đốt người này mà không đốt người kia, hay đốt người này nhiều đốt người kia ít. Tất cả đều có nguyên do và đều được khoa học

    Không ít người thắc mắc vì sao muỗi lại chỉ đốt người này mà không đốt người kia, hay đốt người này nhiều đốt người kia ít, thậm chí hai người ngồi cạnh nhau nhưng muỗi lại chỉ đốt duy nhất một người. Tất cả đều có nguyên do và đều được khoa học giải thích rõ ràng.

    Thông tin trên trang Daily mail cho hay, "Khi một con muỗi đốt và hút máu người, nó cũng sẽ tiêm nước bọt vào cơ thể bạn để ngăn máu của bạn đông lại. Khi đó, chính các protein và enzym trong nước bọt của muỗi là nguyên nhân gây kích ứng và ngứa ngáy", tiến sĩ Martin Donnelly đến từ Trường y học nhiệt đới thuộc Đại học Liverpool (Anh), giải thích.

    Cũng theo đó, các chuyên gia lý giải thêm, việc bạn bị muỗi đốt hay không, đốt nhiều hay ít đều do các đặc điểm di truyền và mùi cơ thể. Trong đó, tới 85% lí do tại sao muỗi "yêu thích" ai đó là vì di truyền. Vì thế, chúng ta không thể thay đổi được việc muỗi “thích” đốt ai, ngoài cách cố gắng dùng các biện pháp như bịt kín, sử dụng các loại hóa chất xịt muỗi trong phòng, hay bôi kem chống muỗi đốt lên cơ thể (Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp phòng tránh tức thì không có tác dụng lâu dài hay vĩnh viễn).

    Video lý giải vì sao ngồi sát bên nhưng muỗi chỉ đốt bạn mà không đốt người kia:

    [mecloud]d2v03H7x63[/mecloud]

    Thông qua mùi cơ thể

    Qua thống kê các nhà nghiên cứu cho thấy, cơ thể người sản sinh ra gần 500 hóa chất dễ bay hơi khác nhau và chúng thông qua da đã tỏa mùi ra ngoài không khí, và nhờ sử dụng một cặp râu tơ tí hon trên đầu của chúng, những con muỗi có thể dễ dàng nhận biết các mùi cơ thể từ rất xa (ước chừng từ 45m)

    Hơn thế, những côn trùng hút máu vo ve, như loài muỗi chẳng hạn, chúng lại vô cùng yêu thích những loại mùi như, mồ hôi, axit lactic, axit uric và octenol. Mà trên thực tế, những loại mùi này đều được toát ra từ bên trong cơ thể người thông qua lớp da, lỗ chân lông.

    Chẳng hạn như, axit lactic được giải phóng qua các lỗ chân lông trên da, đặc biệt sau khi người tập thể dục thể thao. Axit uric được biết đến nhiều nhất như một hóa chất trong nước tiểu, nhưng cũng có thể tích tụ trong da người. Octenol được tìm thấy trong mồ hôi và hơi thở của người, nên nếu bạn ướt đẫm mồ hôi hoặc thở mạnh, bạn sẽ sản sinh ra chất hóa học này nhiều hơn.

    Qua đó có thể thấy, những ai thải ra các hóa chất trên nhiều hơn thì sẽ được loài muỗi ‘ưu ái’ hơn những người thải ra các hóa chất trên ít hơn.


    Thông qua vận động, nhiệt độ cơ thể

    Muỗi dường như cũng thích nhiệt độ cơ thể cao hơn, trong khi thân nhiệt của chúng ta tăng lên khi tập thể dục, thể thao. Điều này giúp lý giải tại sao chúng ta có thể dễ bị muỗi đốt hơn sau buổi rèn luyện sức khỏe.

    Mùi mồ hôi cũ ‘hấp dẫn’ muỗi hơn

    Một nghiên cứu năm 1999 đã phát hiện ra rằng mồ hôi của con người rất hấp dẫn đối với muỗi truyền bệnh sốt rét một hoặc hai ngày sau khi ủ bệnh. Trong thời gian này, vi khuẩn trong mồ hôi nhân lên, chúng làm thay đổi độ pH từ axit sang kiềm khi mồ hôi phân hủy thành ammoniac.

    Họ cũng nhận ra rằng muỗi truyền bệnh sốt rét kéo đến bởi mùi ở chân – chúng thậm chí còn cắn đôi tất bốc mùi nếu bạn treo chúng lên sau khi đã giặt một vài ngày.

    Mùi mồ hôi cũ, chẳng hạn như hơn 1 ngày, sẽ hấp dẫn với muỗi hơn là mùi mồ hôi mới. Do đó, việc thường xuyên tắm rửa có thể khiến bạn ít nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của loài côn trùng hút máu này hơn.


    Phụ thuộc vào nhóm máu

    Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc bạn có hay bị muỗi đốt không là nhóm máu của bạn. Khoa học cho rằng, nếu bạn thuộc nhóm máu O thì nguy cơ bị muỗi tấn công cao hơn những nhóm máu khác đến 80%. Những con muỗi có khả năng đặc biệt để săn lùng những người mang nhóm máu O thông qua các xúc giác cực nhạy nằm trên chiếc vòi của mình.

    Ngoài ra, 85% người trong chúng ta tiết ra một hóa chất giúp muỗi biết chúng ta sở hữu nhóm máu nào và họ cũng nhiều khả năng bị muỗi bám đuổi hơn 15% số con lại.

    Lượng cacbon dioxit bạn thở ra cũng là thứ dẫn dụ muỗi. Những con muỗi cái sử dụng hàng loạt kỹ thuật để săn tìm con mồi. Tuy nhiên, một trong những kỹ thuật quan trọng nhất là dựa vào sự hiện diện của cacbon dioxit - chất khí không màu, vô hình mà chúng ta thở ra.

    Những người thải ra lượng khí này nhiều nhất, vốn thường là người to lớn hoặc phụ nữ mang thai, nhiều khả năng lọt vào "tầm ngắm" của muỗi hơn. Chúng sử dụng một cơ quan có tên gọi là xúc tu hàm trên để phát hiện các đám mây cacbon dioxit trước khi bay tới chỗ nguồn tạo ra chúng. Cơ quan thăm dò này nhạy tới mức có thể lần ra dấu vết của khí từ cách xa tới 50 mét.

    Người uống rượu bia sẽ bị muỗi ‘thương’ nhiều hơn

    Sự thật độc đáo này đã được khoa học lí giải một cách rõ ràng, khi bạn dùng đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, những giọt mồ hôi có chứa hợp chất segregate sẽ thu hút muỗi một cách mạnh mẽ. Trong một thí nghiệm, chỉ cần một lượng nhỏ bia có trong máu sẽ khiến bạn tăng thêm 30% vết muỗi cắn.


    Như vậy có thể thấy việc muỗi ‘lựa chọn’ đốt người này, không đốt người kia, hay đốt ai nhiều, ai ít đều có lý do.

    Theo Daily mail

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ngoi-sat-ben-nhung-muoi-chi-dot-ban-ma-khong-dot-nguoi-kia-a187145.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan