(ĐSPL) – Các phi công không được có sẹo trên cơ thể, đây là điều mà rất nhiều người thắc mắc. Những lý giải dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được vì sao phi công lại bị kiểm ngặt khắt khe cả về trình độ chuyên môn lẫn ngoại hình cơ thể, sức khỏe đến vậy.
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc lý do vì sao các phi công lại bị kiểm ngặt khắt khe cả về trình độ chuyên môn lẫn ngoại hình, đặc biệt là quy định ‘bất di bất dịch’ phi công không được có sẹo trên cơ thể. Điều này đã được nhiều chuyên gia lý giải.
Như chúng ta đã biết, khi càng lên cao, áp lực không khí sẽ càng thấp. Trong điều kiện này, cơ thể người sẽ nở ra. Chính vì điều này, các vết sẹo dù mới hay đã lâu năm cũng dễ dàng bị nở ra, hở miệng và toét lớn. Đối với vết sẹo trên da, vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Do đó khi bị rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ sẽ gây vỡ và chảy máu.Tuy nhiên, cabin và khoang máy bay đều là phòng kín, áp lực khí trong khoang được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển nên không gây nguy hiểm cho người có vết sẹo.
Trí thức trẻ cho biết, khi bay lên độ cao từ 9 nghìn đến 12 nghìn mét, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất. Máy bay luôn phải chạy thiết bị nén khí ở độ cao này. Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao tầm cao, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay. Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong ngành hàng không.
Ảnh minh họa. |
Sức khỏe & đời sống thông tin thêm, bên cạnh yêu cầu tưởng kỳ lạ về sẹo, nghề phi công cũng có nhiều đòi hỏi nghiêm ngặt khác về sức khỏe, thể lực và ngoại hình như chiều cao, cân nặng, giọng nói, thị lực, sức khỏe răng miệng, chức năng tiền đình, thậm chí độ dày gan bàn chân… sau đó họ còn phải trải qua rèn luyện khắc nghiệt cả về thể lực lẫn kỹ năng nhằm đảm bảo khả năng làm chủ máy bay, đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình… mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo. Quá trình đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm. Chi phí đào tạo thường rất cao, ở Việt Nam, chi phí học sẽ lên tới 1,5 đến 2,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu đến đây rất nhiều người lại đặt ra câu hỏi, trên máy bay ngoài phi công, còn có rất nhiều hành khách, tiếp viên hàng không… vậy họ cũng cần phải yếu cầu kieemrt ra cơ thể trước khid dặt chân lên máy bay ư? Việc hành khách có sẹo sẽ xử trí ra sao?
Đối với hành khách có vết sẹo trên người thì cũng không nên lo lắng khi đi máy bay. Trong tình huống khẩn cấp, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn nhất cũng chỉ là vết sẹo bị rách nứt ra, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, tỉ lệ xảy ra sự cố như thế là vô cùng thấp.
Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra với phi công thì ảnh hưởng không thể lường hết được. Thời điểm này chính là lúc cần sự tập trung cao độ nhất, nếu bất ngờ bị xao lãng với vết thương, an toàn của chuyến bay và tính mạng hàng trăm hành khách sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Tổng hợp