+Aa-
    Zalo

    Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid để điều trị bệnh đau mắt đỏ

    (ĐS&PL) - Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid không chỉ không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Chiều 14/9, diễn ra buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM. Tại buổi họp, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Hải Nam đã cung cấp thông tin về tình hình dịch đau mắt đỏ hiện nay.

    Ông Nam cho biết, tổng số ca viêm kết mạc (đau mắt đỏ) tại TP.HCM ghi nhận trong ngày 13/9 là 3.840 ca, giảm 114 ca so với ngày 12/9 (ca có địa chỉ tại thành phố chiếm 86,9%); trong đó có 2.238 ca trẻ em dưới 16 tuổi (tăng 253 ca so với ngày 12/9). Số trường hợp đau mắt đỏ đến khám tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố tăng cao so với các năm gần đây. 

    nguyen hai nam 16946892633981633005272
    Ông Nguyễn Hải Nam - Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế. Ảnh: Báo Người lao động.

    Theo kết quả báo cáo nhanh của phòng xét nghiệm thuộc Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và OUCRU, enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay.

    Trong đó, chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%).

    Hiện nay, nguồn thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh trên thị trường là rất lớn và không thể xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc, theo báo Người lao động.

    Theo ông Nguyễn Hải Nam, Sở Y tế đã triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn lây lan bệnh đau mắt đỏ. Đó là tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân, giáo viên, phụ huynh học sinh về các dấu hiệu bệnh viêm kết mạc, khuyến cáo phòng ngừa lây lan, phân biệt với các bệnh lý về mắt khác, hướng dẫn chăm sóc tại nhà với các trường hợp nhẹ và dấu hiệu chuyển nặng cần nhập viện.

    Sở Y tế cũng đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các KCX - KCN, Ban Quản lý khu công nghệ cao về chủ động tăng cường các hoạt động phòng bệnh viêm kết mạc.

    Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tư vấn kỹ người bệnh và người thân về các dấu hiệu chuyển nặng cần phải nhập viện và ghi rõ trong toa thuốc ngoại trú, báo cáo theo quy định.

    Báo Chính phủ đưa tin, trong cuộc họp về tình hình đau mắt đỏ diễn ra ngày 11/9, Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo các chuyên gia của BV Mắt TP.HCM và các tài liệu khoa học hiện nay trên thế giới, bệnh đau mắt đỏ thường lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt và các chất tiết của mắt có mang virus gây bệnh từ người bệnh. Việc cho rằng bệnh lây lan qua đường nước uống là hoàn toàn không chính xác.

    Về thông tin "viêm kết mạc do virus entero thường nhẹ hơn so với viêm kết mạc do virus  adeno và thường ít có khả năng gây dịch lớn so với viêm kết mạc do adeno", Sở Y tế cũng khẳng định đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học. Bởi tác nhân virus entero gây viêm kết mạc mắt vẫn có thể gây ra bệnh cảnh nặng nhưng thường là cấp tính, khác với tác nhân virus adeno có thể gây ra viêm giác mạc mạn tính.

    Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt. Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn (đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng…), phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. Hiện nay, nguồn thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh trên thị trường rất sẵn và không thể xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc.

    Người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid bởi không chỉ không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyet-doi-khong-tu-ty-su-dung-thuoc-nho-mat-co-chua-corticoid-de-dieu-tri-benh-dau-mat-do-a591122.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ, Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

    Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ, Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

    Nhằm kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa ban hành công văn khẩn về việc tăng cường phòng chống bệnh đau mắt đỏ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ, Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

    Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ, Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

    Nhằm kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa ban hành công văn khẩn về việc tăng cường phòng chống bệnh đau mắt đỏ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

    Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn những thực phẩm nào?

    Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn những thực phẩm nào?

    Đau mắt đỏ là một bệnh rất dễ lây lan, xuất hiện phổ biến vào mùa nóng và thường xảy ra với người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ. Ngoài việc dùng thuốc, vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh.