+Aa-
    Zalo

    Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ, Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

    (ĐS&PL) - Nhằm kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa ban hành công văn khẩn về việc tăng cường phòng chống bệnh đau mắt đỏ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

    Theo VTC News, ngày 12/9, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị hiệu trưởng các trường, lãnh đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện bốn nội dung cụ thể để chống bệnh đau mắt đỏ lây lan.

    Sở GD&ĐT yêu cầu các trường chủ động triển khai các biện pháp để phòng chống lây lan bệnh đau mắt đỏ do virus thường gặp là Adenovirus.

    Bên cạnh đó, cần triển khai đến học sinh, cán bộ, nhân viên, giáo viên nhà trường việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…;

    truoc nguy co bung dich dau mat do so gd dt tp hcm chi dao khan
    Sở GD&ĐT yêu cầu các trường chủ động triển khai các biện pháp để phòng chống lây lan bệnh đau mắt đỏ do virus thường gặp là Adenovirus. Ảnh minh họa.

    Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường; sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

    Cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh mắc hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

    Khi phát hiện học sinh có triệu chứng bệnh như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, đỏ mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm, giáo viên cần hướng dẫn trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn và điều trị kịp thời. Không nên tự ý điều trị khi chưa được hướng dẫn bởi cán bộ y tế để tránh biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học để ngăn chặn sự lây lan và thông báo kết quả khám bệnh cho giáo viên chủ nhiệm.

    Khi phát hiện ca bệnh trong lớp học, cần sử dụng xà phòng hoặc chất sát khuẩn để sát trùng các đồ dùng, bàn ghế của học sinh và thông báo tình trạng bệnh cho trạm y tế để có biện pháp xử lý hợp lý.

    Bên cạnh đó, các trường học và cơ sở giáo dục cần tăng cường công tác truyền thông về phòng chống bệnh đau mắt đỏ thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, cần truyền thông đối với giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh nhằm tạo sự đồng thuận với thông điệp không để học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ có chỉ định nghỉ học đến trường, thông tin từ báo Pháp luật Việt Nam.

    Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ

    Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp.

    truoc nguy co bung dich dau mat do so gd dt tp hcm chi dao khan 10
    Dịch đau mắt đỏ thường bắt đầu vào tháng 9, kéo dài một tuần rồi hết. Tuy nhiên vẫn có những năm bất thường kéo dài hơn một tuần. Ảnh minh họa.

    Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là:

    - Đỏ một hoặc cả hai mắt;

    - Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;

    - Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;

    - Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai

    - Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).

    Đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.

    Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

    Trong nhà chỉ cần một người đau mắt đỏ thì hầu như các thành viên còn lại cũng bị theo. Biểu hiện lúc mắc bệnh là mắt bị đổ ghèn, đau nhức, sưng đỏ.

    Cần phải thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, tránh dùng chung đồ với người mắc bệnh. Đặc biệt, sau khi nhỏ mắt cho trẻ phụ huynh cần rửa tay ngay. Việc hôn hít trẻ đau mắt đỏ cũng có thể bị lây bởi dịch tiết từ mắt bệnh nhi chảy xuống miệng và mũi.

    Khi thấy biểu hiện đau mắt đỏ, người dân nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh để mắt bị bội nhiễm.Trung bình sau khi điều trị 3 ngày mắt sẽ hết đỏ và đau, nhưng để khỏi hẳn bệnh nhân phải dùng thuốc từ 7 – 10 ngày.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-bung-dich-dau-mat-do-so-gddt-tphcm-chi-dao-khan-a590818.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan