+Aa-
    Zalo

    Từng tồn tại đại dương trên sao Mộc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - NASA mới đây đã đưa ra những chứng cứ về sự sống ở vệ tinh Ganymede – một trong những vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và Hệ mặt trời.

    (ĐSPL) - NASA mới đây đã đưa ra những chứng cứ về sự sống ở vệ tinh Ganymede – một trong những vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và Hệ mặt trời. Một đại dương đã được phát hiện và đang được điều tra hứa hẹn về một môi trường sống mới.
    Các nhà nghiên cứu của NASA sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện có đại dương dưới bề mặt băng của vệ tinh Ganymede và hứa hẹn tìm thấy sự sống tại nơi đây.
    Phát hiện này giải quyết một bí ẩn về vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời sau khi tàu vũ trụ Galileo của NASA không tồn tại. Điều này cũng cung cấp những dấu hiệu về cuộc thăm dò sao Mộc và mặt trăng vào năm 1995-2003 rằng Ganymede có một đại dương bên dưới bề mặt băng của nó.
    Tuy nhiên, tại cuộc họp, các nhà khoa học nói rằng phải cần điều tra thêm để xác nhận tính chính xác của phát hiện này.
    Cũng giống như Trái đất, Ganymede có một lõi nóng chảy giàu sắt tạo ra từ trường. Từ trường của Ganymede tương tác với từ trường của sao Mộc nên đã tạo ra hình ảnh phát sáng ở hai cực bắc và nam của Ganymede. Khi sao Mộc chuyển động và thay đổi từ trường, đồng thời nó cũng làm rung chuyển cực quang của Ganymede.
    Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình máy tính để nhận thấy rằng có một biển nước muối có thể dẫn điện để chống lại lực kéo của sao Mộc ở dưới vệ tinh này. Nhà địa lý học Joachim Saur gọi sao Mộc là “ngọn hải đăng” và chính sự chuyển động của nó sẽ làm thay đổi từ trường.
    Đã có hơn 100 mô hình máy tính được các nhà khoa học sử dụng để xem kiệu có bất kỳ điều gì khác làm thay đổi cực quang của vệ tinh Ganymede không. Nhưng họ tự tin với các phép đo khi mà đã mất 7 tiếng quan sát và phân tích các tia cực tím và vành đai cực quang.
    Giám đốc bộ phận Hành tinh học Jim Green đã gọi phát hiện này là “sự biểu diễn đáng kinh ngạc” và tiếp tục phát triển phương pháp tiếp cận hành tinh bằng kính thiên văn.
    Việc phát hiện được coi là một bước tiến trong việc tìm kiếm các môi trường sống trong hệ mặt trời.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tung-ton-tai-dai-duong-tren-sao-moc-a87284.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan