+Aa-
    Zalo

    Tên lửa và tàu vũ trụ của NASA phát nổ ngay sau khi cất cánh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một tên lửa của NASA phát nổ trên không vào tối ngày 28/10 (theo giờ địa phương), gây ra ngọn lửa và tiếng nổ lớn trên bầu trời phía Đông bờ biển Virginia.

    Một tên lửa của NASA phát nổ vào tối ngày 28/10 (theo giờ địa phương), gây ra ngọn lửa và tiếng nổ lớn trên bầu trời phía Đông bờ biển Virginia. Rất may, không có thiệt hại về người.
    Tên lửa Antares và tàu không gian Cygnus của hãng Orbital cất cánh vào lúc 18h22 (giờ địa phương) từ Trung tâm Hàng không Wallops gần bờ biển Đại Tây Dương, mang theo gần 2.300kg nhu yếu phẩm cũng như thiết bị nghiên cứu lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
    Tên lửa phát nổ chỉ 6 giây sau khi cất cánh, bốc cháy và rơi ngược trở lại mặt đất sau đó.
    Theo Frank Culbertson, Trưởng phòng điều hành của phòng Phát triển Công nghệ mới của hãng Orbital cho biết, tổng thiệt hại của cả tên lửa lẫn phi thuyền lên đến hơn 200 triệu USD. Ngoài ra, thiệt hại phụ do vụ nổ và khi tên lửa va chạm xuống mặt đất vẫn chưa hoàn toàn xác định.
    Ông Bill Gerstenmaier, Giám đốc NASA phát biểu rằng: “Sự kiện tối nay cho mọi người biết vận chuyển hàng hóa lên trạm vũ trụ khó khăn như thế nào đối với chúng tôi”.
    Tên lửa và tàu không gian trước khi cất cánh.
    Tên lửa của Orbital đã định cất cánh vào ngày Thứ hai, nhưng sau đó đã bị hoãn, bởi theo NASA, “có một phi thuyền nằm trong vùng ảnh hưởng của Antares nếu nó cất cánh”.
    Vào ngày Thứ ba, trước khi cất cánh, NASA thông báo thời tiết lúc đó “lý tưởng 100\%” và “không có mối lo ngại nào về mặt kỹ thuật đối với tên lửa hay phi thuyền”.
    Ed Encina, một phóng viên báo Baltimore Sun cho biết, anh trông thấy tên lửa phát sáng trên trời từ điểm quan sát cách đó khoảng 5km và đột nhiên một quả cầu lửa xuất hiện, nhanh chóng bao trùm khu vực bệ phóng rộng khoảng 85m2. Tiếng nổ lớn đến nỗi khiến “chân tôi phải run lên một chút”.
    Dymetria Sellers, phóng viên CNN chứng kiến cảnh tượng từ một cây cầu cho biết, lúc đó người đến xem phóng tên lửa rất đông, nói cảnh tượng nó bay lên trời “đẹp đến khó tả” và khi tên lửa phát hỏa, “hai tiếng nổ lớn vang lên, chúng tôi biết rằng tên lửa đã nổ”.
    Mark Kelly, cựu phi hành gia NASA nói rằng, không có gì ngạc nhiên khi ngọn lửa lại lớn đến thế. “Tàu con thoi cỡ lớn như thế phải cần một lực đẩy rất mạnh để có thể di chuyển nhanh gấp 25 lần tốc độ âm thanh. Nên khi rơi, hậu quả để lại luôn rất nặng nề”.
    Nhà chức trách cho biết các thông số đo an toàn vẫn hoạt động tốt và nhấn mạnh về việc không có thiệt hại về người trong vụ việc. Ông Culbertson chia sẻ, “chúng tôi chỉ mất thiết bị thôi, tuy nhiên tất cả đều rất quan trọng”.
    Nhiều quan chức từ các tổ chức chính phủ như NASA và công ty tư nhân như Orbital hi vọng sẽ phát hiện ra trong những ngày tới đây.
    Tên lửa phát nổ chỉ sáu giây sau khi cất cánh.
    Hãng Orbital sẽ tiến hành điều tra cùng với Cục quản lý Hàng không Liên bang, với sự trợ giúp của NASA. Họ sẽ bắt đầu thu thập và kiểm tra mảnh vỡ của tên lửa, theo dõi lại dữ liệu từ tàu con thoi trước khi phát nổ và các đoạn video ghi hình vào thời điểm phóng.
    Khi được hỏi về việc khi nào tên lửa của Orbital sẽ lại cất cánh, Cumberson cho biết: “Chúng tôi sẽ cất cánh một cách an toàn ngay khi có thể”. Gerstenmeier nói thêm: “Chúng tôi sẽ đi tìm nguyên nhân vụ nổ, sửa sai và rút kinh nghiệm từ đó”.
    Một phần ba chuyến hàng của tàu là nguyên liệu để phục vụ cho mục đích khoa học. Ngoài ra, còn có một số nhu yếu phẩm cơ bản cho đội ngũ trên trạm không gian, bao gồm hơn 560kg thực phẩm.
    NASA sẽ không trực tiếp cung cấp hàng hóa mà giao lại cho các công ty tư nhân. Một trong số đó là hãng Orbital, công ty đã ký hợp đồng hợp tác trị giá 1.9 tỉ đôla Mỹ với NASA để chuyên chở hàng đưa lên trạm vũ trụ ISS.
    NASA còn có nhiều cách để đưa hàng lên trạm không gian. Vào Thứ tư, một tàu cung cấp hàng hóa của Nga bay từ bệ phóng ở Kazakhstan lên trạm. Một công ty tư nhân khác là SpaceX dự kiến sẽ cất cánh tàu không gian vào tháng 12, mang theo đồ dùng cá nhân, thiết bị laser để đo mức ô nhiễm và các thiết bị khác.
    Cho dù các chuyến bay trên thất bại, nhân viên trạm vũ trụ vẫn còn đủ hàng dự trữ đến năm sau. Quản lý ISS, ông Mike Suffredini nói: “Trạm vũ trụ vẫn đang trong điều kiện rất tốt, đội ngũ trên đó cũng vậy”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ten-lua-va-tau-vu-tru-cua-nasa-phat-no-ngay-sau-khi-cat-canh-a66497.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan