+Aa-
    Zalo

    Tưng bừng lễ hội rước Giá dịp giỗ Tổ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hàng năm, khi người dân nô nức về Đền Hùng (Phú Thọ) để làm lễ dâng hương tới các vua Hùng thì Làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) lại chuẩn bị cho buổi rước Giá

    (ĐSPL) - Hàng năm, khi người dân nô nức về Đền Hùng (Phú Thọ) để làm lễ dâng hương tới các vua Hùng thì Làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) lại chuẩn bị cho buổi rước Giá tưng bừng.

    Hai xã Yên Sở, Đắc Sở (thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội) xưa kia có tên gọi Cổ Sở, tên nôm là làng Giá Lụa. Như tên gọi xưa, đây là một vùng đất cổ, có niên đại trên dưới 3500 năm, có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, toạ lạc vùng thượng lưu dòng Hát Giang thơ mộng, nay là dòng sông Đáy .
    Video: 

    Dịch vụ trông giữ xe được đà đội giá dịp nghỉ lễ.

    Làng Giá vô cùng tự hào về những chiến công hiển hách của người con trung hiếu của quê hương đánh ngoại xâm phương Bắc ở thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên: Đó là Tướng công Phạm Tu (hay còn gọi là Lý Phục Man) – ngưòi anh hùng dân tộc đã có công giúp Lý Bôn làm nên cuộc khởi nghĩa ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Tuất (542) đánh đuổi quân Lâm ấp ra khỏi bờ cõi dựng nên Nhà nước Vạn Xuân, Nhà nước độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
    Le hoi lang Gia

    Lễ hội làng Giá năm nay.

    Trong trận đánh quyết liệt tại Thành Tô Lịch (Hà Nôi) năm Giáp Tý (544) Người đã anh dũng hy sinh, thi hài của Người được quàn tại khu hồ Mã xã Yên Sở (nay là Quán Giá). Tưởng nhớ công lao to lớn của Người nhân dân làng Giá lập miếu thờ và trồng cây bóng mát.
    Hội làng Kẻ Giá là dịp đặc biệt để dân làng tưởng nhớ đến vị tướng công lỗi lạc đồng thời cũng là dịp để bà con trong làng ôn lại truyền thống, đưa mình trở lại với đời sống của những ngày hội dân gian. Hàng năm nhân dân làng Giá mở hội vào đám theo nghi thức Hội lệ và 5 năm một lần mở hội theo nghi thức Đại đám. Hội Giá đã được lưu truyền trong dân gian "Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy". Nghi thức rước là nghi thức đặc sắc nhất, riêng biệt nhất của hội làng Kẻ Giá.
    Le hoi lang Gia
    Ngày 10 tháng 3 (âm lịch), các giáp của hai thôn Yên Sở, Đắc Sở, cùng thôn Diễn Xá, Đại Đồng, Yên Thái mang lễ vật đến đình Yên Sở. Khoảng 10 giờ là nghi thức xin phép thần cho trang trí lại ngôi đình. Cỗ kiệu lớn của thành hoàng được lắp ráp lại, con ngựa bằng đồng hun được kéo vào sân. Chiều ngày 10/3 cả hai làng đi rước bài văn tế ở văn chỉ thuộc địa phận làng Yên Sở, ở đây chỉ là đám rước văn tế.
    Ở lễ hội làng Kẻ Giá, các tục thờ mặt trời, tục cầu mưa vẫn đọng lại trong từng văn tế cũng như biểu hiện trong đám rước. Đến tối, các thôn cùng giã bánh dày, bánh cuốn để làm lễ tạ Thánh. Đáng lưu ý nhất trong lễ hội của Yên Sở là lễ tế cờ rất trang nghiêm, thiêng liêng. Nơi sân quán là đội hình thanh niên, trai tráng trong làng đông tới hàng trăm người, sau lễ tế cờ là trò diễn “nghiềm quân”. Tất cả đội hình được sắp xếp tài tình theo hình trôn ốc, người tướng cầm lá cờ đại phá vòng vây rất tài tình thể hiện cho việc đánh giặc của Lý Phục Man. "Nghiềm quân" rước kiệu từ Quán Giá lên Văn Chỉ (nơi thờ Đức Khổng Tử) lấy văn sau đó rước về Quán, Ban hành lễ tế lễ theo nghi lễ cung đình.
    Xem thêm ảnh lễ hội rước Giá năm nay:
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia
    Le hoi lang Gia


    P.V (Tổng hợp)
    Ảnh: Một thế giới
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tung-bung-le-hoi-ruoc-gia-dip-gio-to-a92733.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan