+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc đuối lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung Quốc chưa bao giờ là nhà nước chiếm hữu một cách thực sự, thực thi chủ quyền một cách hòa bình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    Trung Quốc chưa bao giờ là nhà nước chiếm hữu một cách thực sự, thực thi chủ quyền một cách hòa bình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Trung Quốc đuối lý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

    Luật gia Trần Công Trục, Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ

    Đó là khẳng định của luật gia Trần Công Trục, Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ, trong bài viết dưới đây:
    Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII, đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện thời. Trong khi đó Trung Quốc luôn đuối lý, không có những chứng cứ pháp lý chứng minh họ đã từng chiếm hữu thực thi chủ quyền thực sự hòa bình tại hai quần đảo này trong lịch sử.
    Trong tất cả các chứng cứ pháp lý, chứng cứ "chiếm hữu thực sự” mới là nguyên tắc sống còn chứng minh quyền chủ quyền tại vùng đất cụ thể nào đó. Nếu căn cứ vào nguyên tắc này thì đây là tử huyệt của Trung Quốc. Trung Quốc chưa bao giờ là nhà nước chiếm hữu một cách thực sự, thực thi chủ quyền một cách hòa bình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Trung Quốc nhận vơ lãnh hải của người khác
    Nhằm khẳng định chủ quyền sai trái của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, ngày 7-5-2009, cùng với Công hàm gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối việc Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ trên đó thể hiện "đường đứt khúc 9 đoạn”  của mình trên Biển Đông. Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) để lý giải cho luận điệu hoang tưởng của mình. Tuy nhiên, luận điệu đó đều bị các nước lên án bởi một con đường không rõ ràng nằm cách xa lục địa của Trung Quốc hàng ngàn cây số không thể đáp ứng quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Ngoài yêu sách đường lưỡi bò, Trung Quốc còn cung cấp 2 tấm bản đồ một vào năm 1947, một vào năm 2013, cả 2 bản đồ này đều không hề có một tọa độ, không lời chú thích nào về việc tại sao lại vẽ như vậy.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương mới đây đã tuyên bố rằng: "Ngay từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, tức thời nhà Hán, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động hàng hải ở Biển Đông và phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, người Trung Quốc lần lượt đến quần đảo Hoàng Sa khai thác, kinh doanh. Tài liệu lịch sử chứng minh từ thời nhà Đường, Tống, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân thời Bắc Tống đã tiến hành quản lý có hiệu quả ở quần đảo Hoàng Sa. Nhà thiên văn học nổi tiếng thời nhà Nguyên Quách Thủ Kính đã lập điểm thiên văn ở quần đảo Hoàng Sa”....Tất cả những lập luận này là để chứng minh quyền chủ quyền của họ ở quần đảo Hoàng Sa.
    Tuy nhiên những lập luận "hở sườn” này một lần nữa khiến Trung Quốc tự "vả vào mồm mình” vì trong sử sách của Trung Quốc chưa từng xuất hiện quần đảo Hoàng Sa và các đảo khác. Bởi, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thần Công, Minh Thành Tổ đến giữa thế kỷ XX (1951), tài liệu chính sử Trung Quốc đã chưa bao giờ cho thấy chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) trên Biển Đông của Việt Nam (mà họ gọi là biển Hoa Nam).  Rõ ràng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ dựa trên các tài liệu của các nhà du hành, thám hiểm và dĩ nhiên, theo công pháp quốc tế những tài liệu này không phải là các tư liệu chính thức của Nhà nước có thể dựa vào để chứng minh chủ quyền và sự kiểm soát chính thức của Trung Quốc tại các quần đảo này.
    Không phải chứng cứ nào cũng chứng minh quyền chủ quyền
    Trong công cuộc chứng minh quyền chủ quyền, cần phải nói thêm rằng các sự kiện lịch sử, các bản đồ lịch sử là những tư liệu rất đáng quý, đáng trân trọng, không thể xem nhẹ được trong nghiên cứu khoa học, kể cả khoa học pháp lý. Nhưng không phải bất cứ tư liệu lịch sử nào, bản đồ lịch sử nào cũng có giá trị với tư cách là những bằng chứng pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia trong những vụ tranh chấp lãnh thổ được xem xét dưới ánh sáng của Luật quốc tế.
    Trung Quốc tự vẽ ra đường lưỡi bò hoang tưởng không có tọa độ địa lý và nhận vơ hầu hết Biển Đông là của họ. Họ nói rằng, sở dĩ vùng biển này là của họ vì bản đồ đã vẽ như vậy. Lý lẽ này hoàn toàn không thuyết phục. Không thuyết phục là bởi, nếu chỉ dựa vào lịch sử và bản đồ để xem xét về quyền thụ đắc lãnh thổ thì có lẽ hầu hết thế giới này sẽ phải thuộc về Vương quốc Anh, vì đã có thời họ từng tuyên bố: "Mặt trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ của Anh quốc”, và, rồi sẽ có nhiều quốc gia không còn tồn tại như hình thể hiện nay trên bản đồ quốc tế!
    Vì thế, có thể nói rằng trong lĩnh vực xem xét tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, sự kiện lịch sử, bản đồ lịch sử là những nguồn thông tin vô giá để giúp người ta căn cứ vào đó để sưu tập, tìm kiếm, tổng hợp, đánh giá các chứng cứ có giá trị pháp lý nhằm bổ sung và hoàn thiên bộ hồ sơ pháp lý, đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và thủ tục của Luật pháp và thực tiễn quốc tế. Không nên tuyệt đối hóa về "bằng chứng lịch sử”, "bản đồ lịch sử” một cách chung chung, càng không nên biện minh rằng "lịch sử là pháp lý, pháp lý là lịch sử”. Trong tất cả các chứng cứ pháp lý, chứng cứ "chiếm hữu thực sự” mới là nguyên tắc sống còn chứng minh quyền chủ quyền tại vùng đất cụ thể nào đó. Nếu căn cứ vào nguyên tắc này thì đây là tử huyệt của Trung Quốc. Trung Quốc chưa bao giờ là nhà nước chiếm hữu một cách thực sự, thực thi chủ quyền một cách hòa bình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Để minh chứng cho sự đuối lý này, chuyên gia luật biển của Trung Quốc- giáo sư Lý Lệnh Hoa, Trung tâm thông tin Hải dương Trung Quốc khẳng định: "Nói đến quyền lợi Nam Hải (Biển Đông), chúng ta thường thích nói một câu là: từ xưa đến nay thế này thế nọ, có lúc hứng lên còn thêm vào 2 chữ "thiêng liêng”. Đó chính là cái gọi là chứng cứ lịch sử …Nhưng chứng cứ lịch sử đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại. Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sụ kiểm soát thực tế. Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa? Người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là "có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa (tên gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc tự đặt ra) chúng ta đã không có được điều đó…”
    Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm sau khi đọc những phân tích quá rõ ràng, chuẩn xác và dễ hiểu của giáo sư Lý Lệnh Hoa về những nguyên tắc "thụ đắc lãnh thổ”, đặc biệt là giá trị của cái gọi là "chứng cứ lịch sử” trong luật quốc tế hiện đại mà hiện nay đang có không ít người vẫn còn vô tình hay cố ý "nhầm tưởng” vô hình chung đã tạo điều kiện cho Trung Quốc biến không thành có, liên tục có những hành vi bất chấp luật pháp ở vùng biển của nước khác mà họ vẫn lầm tưởng đây là cái ao nhà họ.
    Trong tất cả các chứng cứ pháp lý, chứng cứ "chiếm hữu thực sự” mới là nguyên tắc sống còn chứng minh quyền chủ quyền tại vùng đất cụ thể nào đó. Nếu căn cứ vào nguyên tắc này thì đây là tử huyệt của Trung Quốc. Trung Quốc chưa bao giờ là nhà nước chiếm hữu một cách thực sự, thực thi chủ quyền một cách hòa bình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ dựa trên các tài liệu của các nhà du hành, thám hiểm và dĩ nhiên, theo công pháp quốc tế những tài liệu này không phải là các tư liệu chính thức của Nhà nước có thể dựa vào để chứng minh chủ quyền và sự kiểm soát chính thức của Trung Quốc tại các quần đảo này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-duoi-ly-ve-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa-a36143.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan