(ĐSPL) - Theo tạp chí Diplomat, các hòn đảo nhân tạo sẽ được Trung Quốc sử dụng làm căn cứ quân sự để thiết lập Khu vực xác định phòng không trên Biển Đông.
Báo Bưu điện Hoa Nam buối sáng (South China Morning Post-SCMP) có trụ sở tại Hong Kong đưa tin Trung Quốc đang xem xét kế hoạch xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa làm căn cứ quân sự và từ đó phô trương sức mạnh ở phía nam Biển Đông.
|
Trung Quốc đã biến Đá Chữ Thập thành một tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa |
Báo này dẫn lời các học giả Trung Quốc có tiếng tăm và một chuyên gia hải quân cho biết hòn đảo nhân tạo nói trên sẽ được xây dựng ở bãi ngầm đá Chữ Thập (tên quốc tế là Fiery Cross Reef), nơi Trung Quốc đã xây dựng một tiền đồn nổi trên mặt nước. Rạng san hô này là một phần của quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng viết: "Trung Quốc đang tìm cách mở rộng căn cứ lớn nhất của nước này ở quần đảo Trường Sa và biến nó thành một hòn đảo nhân tạo có sân bay và cảng biển… để phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông".
Bài viết đăng trên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng được đăng tải sau khi truyền thông Trung Quốc tháng trước tiết lộ một số kế hoạch đắp đảo nhân tạo ở bãi đá ngầm Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc cho biết “dự án” này sẽ tiêu tốn 5 tỷ USD và kéo dài 10 năm. Khi hoàn thành, căn cứ quân sự này sẽ rộng tới 5 cây số vuông. Truyền thông Trung Quốc khoe rằng giá trị chiến lược của căn cứ quân sự đá Chữ Thập “tương đương với việc đóng một tàu sân bay”.
Theo truyền thông Philippines, hòn đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập sẽ là một căn cứ quân sự chiến lược lớn, do vị trí và kích thước của nó. Nó sẽ giúp Trung Quốc chi phối các vùng biển Đông Nam Á. Căn cứ này sẽ giúp Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông.
|
Philippines tố cáo tàu Trung Quốc "khơi luồng, đắp đảo" ở bãi đá ngầm Gạc Ma. |
Các nguồn tin của báo Bưu điện Hoa Nam buối sáng – trong đó có Jin Canrong, một giáo sư nổi tiếng về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh - nói rằng hòn đảo nhân tạo này rất có thể sẽ được sử dụng để thực thi Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) tương lai ở Biển Đông. Trung Quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội trong khu vực năm ngoái, khi nước này thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông, chồng chéo lên ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản.
Căng thẳng đặc biệt gia tăng ở Biển Đông trong mấy tháng gần đây. Đáng chú ý nhất là đã nhiều lần xảy ra đụng độ trên biển, khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan Hải dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong khi đó, Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc khơi luồng, đắp đảo ở bãi ngầm đá Gạc Ma (tên quốc tế Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Manila cũng đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động cải tạo của tàu Trung Quốc xung quanh các bãi đá ngầm Gavin Reef và Calderon Reef.
Trong bài viết của báo Bưu điện Hoa Nam buối sáng, giáo sư Jin Canrong của Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng, quyết định về việc có nên tiến hành xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên đá Chữ thập sẽ phụ thuộc vào tiến độ khơi luồng đắp đảo tại đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Ông này nói: “Đó là một dự án kỹ thuật biển rất phức tạp, vì vậy chúng ta cần phải học hỏi từ những kinh nghiệm" (khơi luồng, đắp đảo nhân tạo) ở đá Gạc Ma.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-tam-dap-dao-noi-khong-lo-cua-trung-quoc-o-truong-sa-a36045.html