+Aa-
Zalo

Thực hư thông tin TP.HCM xuất hiện ca bệnh bạch hầu

(ĐS&PL) - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) khẳng định, thông tin thành phố xuất hiện ca bệnh bạch hầu là không đúng sự thật.

Tại họp báo kinh tế-xã hội chiều 11/7, báo Thanh niên dẫn lời Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Hồng Tâm cho hay, hiện thành phố chưa ghi nhận ca mắc bạch hầu nào như các thông tin lan truyền trên mạng xã hội.

Theo ông Tâm, ca bạch hầu gần nhất ghi nhận tại TP.HCM vào năm 2020, là một bệnh nhân ở tỉnh đến TP.HCM. Từ đó đến nay thành phố chưa ghi nhận thêm ca mắc bạch hầu nào như các thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội.

TP.HCM chưa ghi nhận ca mắc bạch hầu nào như các thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh minh họa

TP.HCM chưa ghi nhận ca mắc bạch hầu nào như các thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh minh họa 

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo HCDC, việc nắm bắt thông tin để phòng bệnh là tốt, tuy nhiên hiện người dân đang có tâm lý hoang mang về dịch bệnh bạch hầu.

"Vi khuẩn bạch hầu vừa gây nhiễm trùng, nhiễm độc lây lan nhanh và có thể gây tử vong. Tuy nhiên khác với các loại dịch bệnh khác, bạch hầu có vắc xin phòng bệnh và có thuốc đặc trị như huyết thanh kháng độc tố bạch hầu, kháng sinh... Do đó nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể chữa khỏi bệnh. Người dân có thể tìm hiểu kiến thức để phòng bệnh nhưng không nên hoang mang trước thông tin không chính xác về dịch bệnh này", ông Tâm cho hay.

Các triệu chứng nhận biết sớm bệnh bạch hầu cần chú ý như xuất hiện giả mạc, vùng họng đóng màng trắng, đau họng, ho sốt, khó thở, mệt mỏi, chán ăn... Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu là có thể gây bít tắc đường hô hấp do giả mạc, biến chứng suy tim, suy đa cơ quan...

Cũng trong ngày 11/7, báo Hà Nội mới đưa tin, HCDC đưa ra khuyến cáo sau khi một số địa phương phía Bắc xuất hiện ca bạch hầu, nguy cơ bệnh lây lan đến TP.HCM cao, bởi thành phố là đầu mối giao thương lớn, dân cư đông.

Theo số liệu từ HCDC, tính đến tuần 27, thành phố ghi nhận 53 ca bệnh sởi và 44 ca bệnh ho gà. Từ đầu năm 2024 đến nay, một số tỉnh phía Bắc đã ghi nhận ca bệnh bạch hầu. Đây đều là bệnh truyền nhiễm có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

HCDC khuyến cáo, tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Người lớn và trẻ lớn chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm nhắc cần đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ...

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thuc-hu-thong-tin-tp-hcm-xuat-hien-ca-benh-bach-hau-a444458.html
Sự kiện: Bệnh Bạch hầu
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng tác giả
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Cách làm món bò xào gừng cho bữa cơm nhanh gọn

Cách làm món bò xào gừng cho bữa cơm nhanh gọn

Ăn - Chơi10:01 29/03/2025

Bò xào gừng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, không chỉ bởi hương vị thơm ngon, đậm đà mà còn bởi cách chế biến nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.

Tại sao không nên ngoáy tai?

Tại sao không nên ngoáy tai?

Sức khoẻ - Làm đẹp08:45 29/03/2025

Nhiều người có thói quen ngoáy tai thường xuyên mà không biết việc này có nguy cơ dẫn đến nhiều rủi ro.

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm

Bất động sản08:31 29/03/2025

Tầng bán hầm là giải pháp thiết kế nhà ở phổ biến, đặc biệt ở đô thị đất chật. Tuy nhiên, việc xây tầng bán hầm cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố.

Bóc vỏ nho đơn giản bằng chiếc tăm

Bóc vỏ nho đơn giản bằng chiếc tăm

Ăn - Chơi08:27 29/03/2025

Nho là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, việc bóc vỏ nho nhỏ và trơn trượt có thể gây khó khăn.