+Aa-
    Zalo

    Thế giới hợp lực chống hiểm họa thiên thạch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau vụ “vị khách không mời từ trên trời” rơi xuống Chelyabinsk cộng đồng thế giới đã thi hành những bước đi cụ thể để chống lại hiểm họa thiên thạch.

    (ĐSPL) - Sau vụ “vị khách không mời từ trên trời” rơi xuống Chelyabinsk cộng đồng thế giới đã thi hành những bước đi cụ thể để chống lại hiểm họa thiên thạch.
    Thế giới hợp lực chống hiểm họa thiên thạch
    Thế giới hợp lực chống hiểm họa thiên thạch
    Theo tin tức báo chí, Ủy ban Liên Hợp Quốc về sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình (COPUOS) khuyến nghị thành lập một mạng lưới quốc tế cảnh báo nguy cơ tiểu hành tinh (International Asteroid Warning Network). Vấn đề này cũng được xem xét trong cuộc họp gần đây của ủy ban tại Vienna và đoàn đại biểu Nga nêu sáng kiến tạo lập Trung tâm thông tin thống nhất dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để giám sát không gian vũ trụ.
    Theo đài Tiếng nói nước Nga, mô hình của trung tâm như thế được giới thiệu trong báo cáo của ông Boris Shustov - Giám đốc Viện Thiên văn học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Tổ chức mới này có thể đặt trụ sở tại Vienna, tiếp nhận và xử lý thông tin về tất cả những thiên thể và rác vũ trụ có thể gây nguy hiểm đối với Trái đất. Nếu đối tượng có xu hướng rơi xuống hay va chạm với hành tinh của chúng ta, Trung tâm sẽ tính toán xác định vị trí rơi và dự kiến những rủi ro rồi thông báo cho chính quyền ở khu vực tương ứng.
    Ngoài một cơ quan như vậy, trong Mạng lưới quốc tế cảnh báo nguy cơ tiểu hành tinh sẽ bao gồm cả những phương tiện đang cũng như sẽ có, chuyên quan sát bầu trời ở các nước khác nhau.
    Đóng góp thực tế của Nga vào nỗ lực chung này có thể là hệ thống kính thiên văn-robot MASTER đang hoạt động, là phát minh của các chuyên viên từ trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva (MGU). Nhóm thiết bị độc đáo gồm các kính thiên văn 40 cm trải từ Kislovodsk đến Viễn Đông, có khả năng nhận lệnh qua Internet dẫn tuyến quan sát đến điểm mong muốn trên bầu trời. Bản thân hệ thống được xây dựng dành cho mục đích khác, nhưng với sự hỗ trợ của nó, có thể giúp phát hiện các tiểu hành tinh.
    Người lãnh đạo đề án, Giáo sư Vladimir Lipunov ở trường MGU cho biết:“Những chiếc kính viễn vọng không lớn của chúng tôi được thiết kế dành cho các nghiên cứu khoa học cơ bản. Để giải quyết nhiệm vụ chống mối nguy thiên thạch cần có kính thiên văn lớn hơn. Nếu muốn cảnh báo người dân trong vòng một ngày đêm thì dùng MASTER là đủ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu ta cảnh báo trước một vài ngày. Dành cho việc đó, cần kính thiên văn với kích thước hàng mét”.
    Khi gia nhập thành phần Liên bang Nga, Crimea đóng góp đài quan sát thiên văn với kính viễn vọng lớn - đường kính 2,6 mét. Có thể kết nối kính viễn vọng này vào chương trình giám sát tiểu hành tinh của Nga. Tại Viện Thiên văn học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) các chuyên viên đã suy tính về những gì cần thiết cho toàn bộ chương trình nói chung. Bà Lydia Rykhlova - Trưởng phòng đo đạc thiên thể thuộc Viện nghiên cứu không gian nói trên – cho biết:“Cần tối thiểu là hai kính thiên văn góc rộng, hoạt động chủ yếu phục vụ chương trình này. Giả sử dùng kính thiên văn Crimea, chúng ta vẫn cần thêm một chiếc nữa ở gần Viễn Đông. Điều thứ hai là cần phải nâng cấp kính viễn vọng. Bởi vì phát hiện là một chuyện nhưng theo dõi lại là việc khác. Nếu chúng ta có tọa độ của đối tượng cần quan sát, thì kính viễn vọng nhỏ cũng có thể đảm đương nhiệm vụ này, mặc dù kính nhỏ có thể không tìm kiếm liên tục được. Song nếu thiếu cơ sở vũ trụ thường trực tầm cỡ thế giới, sẽ không thể duy trì lâu dài hoạt động phát hiện các đối tượng nguy hiểm đang tiến gần Trái đất. Cần có kính viễn vọng ít nhất là trong vùng quỹ đạo địa tĩnh. Roskosmos có thể đảm nhận thiết bị này”.
    Khi tạo lập cơ quan quốc tế thống nhất về theo dõi tiểu hành tinh, người ta sẽ phải giải quyết vô số vấn đề không chỉ riêng về kỹ thuật và tài chính. Cần đoàn kết các tập thể và bộ ngành hữu quan của các nước khác nhau có sở hữu kính quang học. Mà không chỉ các nhà thiên văn học, mà còn cần cả chuyên viên quân sự thăm dò không gian. Về ngôn ngữ máy điều khiển các kính thiên văn và chương trình xử lý dữ liệu cũng có sự khác biệt lớn. Như vậy nghĩa là cần hiệu chỉnh và thống nhất hóa.
    Đã sẵn có điển hình về sự tương tác thành công trong lĩnh vực này: Không quân Mỹ đã cung cấp cho các nhà khoa học chiếc kính viễn vọng của họ ở bang New Mexico dành cho đề án LINEAR (Lincoln Near-Earth Asteroid Research). Nhờ sự hỗ trợ của chiếc kính này, vào những năm 1998-2005 người ta đã phát hiện được gần 3.000 thiên thể mới ở không gian gần Trái đất. Mặc dù chưa thường xuyên, nhưng hoạt động quan sát tiểu hành tinh đang được thực hiện ở Hawaii, đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, Australia, Arizona, Đài quan sát Palomar. Ngoài MASTER của Nga, có hoạt động của công trình ISON (International Scientific Optical Network) với 30 kính thiên văn ở 10 quốc gia. Hiện thời chưa có Trung tâm quốc tế chuyên tập hợp thông tin, các dữ liệu về phát hiện đối tượng thiên thạch đều gửi về Trung tâm nghiên cứu các hành tinh nhỏ ở Cambridge (bang Massachusetts).
    Tóm lại, điều chính yếu là đề xuất được nêu lên ở Vienna: mạng lưới quốc tế cảnh báo tiểu hành tinh đe dọa Trái đất sẽ trở thành hiện thực. Theo dự kiến, trung tâm toàn cầu này sẽ được tạo dựng trong vòng 10 năm. Theo hướng dịch vụ bổ ích đó, đã có nhóm nghiên cứu đề án xử lý đẩy các tiểu hành tinh nguy hiểm ra xa Trái đất. Hiện đã có sự khởi động đầy triển vọng để bảo vệ Hành tinh xanh - ngôi nhà chung của nhân loại.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/the-gioi-hop-luc-chong-hiem-hoa-thien-thach-a47746.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan